Ông Putin giải thích hành động quân sự ở Ukraine trước quốc hội

GD&TĐ - Ngày 21/2, Tổng thống Putin đã đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội Nga. Trong đó ông nêu lý do đưa quân tới Ukraine.

Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội Nga.
Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội Nga.

Ukraine đã sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào Donbass vào tháng 2/2022 và được phương Tây cho phép thực hiện điều đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Ông tuyên bố hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine đã được tiến hành như một biện pháp phủ đầu.

Nhà lãnh đạo Nga lập luận rằng sau khi Mỹ và NATO từ chối các đề xuất an ninh chung của Moscow vào tháng 12/2021, “rõ ràng là họ đã bật đèn xanh cho các kế hoạch gây hấn của Kiev”.

Ông nói thêm, những người ủng hộ phương Tây của Ukraine đang chuẩn bị cho đất nước này “đối mặt với một cuộc chiến tranh lớn”.

“Mối đe dọa đang gia tăng từng ngày. Thông tin chúng tôi nhận được chắc chắn rằng vào tháng 2/2022, mọi thứ đã sẵn sàng cho một hành động trừng phạt đẫm máu khác ở Donbass” - ông Putin nói - “Tôi muốn nhắc lại: họ đã khơi mào chiến tranh. Chúng tôi đã và đang sử dụng vũ lực để chấm dứt nó”.

Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk ly khai khỏi Ukraine ngay sau cuộc đảo chính năm 2014 ở Kiev. Ban đầu, chính quyền Ukraine cố gắng trấn áp các cuộc nổi dậy bằng vũ lực nhưng không thành công và sau đó tiến hành phong tỏa kinh tế.

Nga đã đưa quân vào quốc gia láng giềng gần một năm trước với lý do nhu cầu bảo vệ người dân Donbass và việc Kiev không thực hiện hiệp định hòa bình Minsk 2014-2015.

Cựu Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko năm ngoái thừa nhận rằng Kiev đã sử dụng các thỏa thuận Minsk để câu giờ và tăng cường sức mạnh quân sự, kinh tế.

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande là người làm trung gian cho thỏa thuận trên. Họ đã chứng thực lời nói của ông Poroshenko.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.