Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Hệ thống hóa kiến thức qua nhiệm vụ học tập

GD&TĐ - Cô Lê Thị Thu- Giáo viên trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) giúp học sinh ôn tập chuyên đề ôn tập lịch sử: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986- 2000).

Cô Lê Thị Thu- Giáo viên trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành
Cô Lê Thị Thu- Giáo viên trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành

Đây là chuyên đề quan trọng của các kì thi tốt nghiệp THPT. Để hoàn thành kiến thức của bài học này, học sinh cần nhớ các kiến thức cơ bản, nêu được hoàn cảnh lịch sử nước ta trước khi tiến hành đổi mới, tức là thời điểm lịch sử trước năm 1986.

Học sinh cần trình bày các nội dung cơ bản về đường lối đổi mới của Đảng; trình bày khái quát những thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới sau 5 năm đầu tiên 1986-1990. Trên cơ sở những thành tựu đó bước dầu sẽ nhận xét được ưu điểm cũng như hạn chế trong giai đoạn đầu của thời kì đổi mới.

Cấu trúc bài học gồm 3 phần: Hoàn cảnh nước ta trước khi tiến hành đổi mới; Nội dung đường lối đổi mới; Khái quát những thành tựu tiêu biểu trong 5 năm đầu tiên tiến hành đổi mới đất nước từ 1986 đến năm 1990.

Nhiệm vụ học tập số 1, sách giáo khoa trang 208 yêu cầu học sinh trình bày hoàn cảnh lịch sử nước ta trước khi tiến hành đổi mới đất nước; Trên cơ sở đó hãy lí giải ý kiến đổi mới là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu hướng chung của thời đại.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Với nhiệm vụ học tập số 1 này, các em lưu ý một số nội dung lý thuyết: Sau năm 1975, chúng ta đã giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước. Những nhiệm vụ của đất nước như hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết những vấn đề hậu chiến và đi lên xây dựng CNXH. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân đã thực hiện 2 kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ 2.

Thực hiện 2 kế hoạch này, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng KTXH. Trên cơ sở đó, Đảng đã thẳng thắn đánh giá, nhìn thẳng vào sự thật, nhìn đúng về sự thật và chỉ nói sự thật.

Chúng ta đã đúc rút ra một số sai lầm mắc phải trong quá trình tổ chức và điều hành: Thứ nhất là sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương chính sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Để khắc phục những sai lầm khó khăn, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng Nhà nước xác định xác định phải tiến hành đổi mới, đổi mới không chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt mà còn là chiến lược lâu dài của đất nước.

Trong bối cảnh đó, bên ngoài cũng có nhiều thay đổi, những nội dung, những tình thế của thế giới đã thay đổi. Sự thay đổi đã đem lại tác động khách quan trong bối cảnh đó là mối quan hệ giữa các nước đã có sự thay đổi do tác động của sự phát triển kinh tế, do tác động của cuộc cách mạng KHKT, đó là xu thế toàn cầu hóa đã xuất hiện, đó là xu thế hợp tác quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là xu hướng chung chúng ta khó có thể đứng ngoài, đặt ra vấn đề chúng ta phải thay đổi.

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Hệ thống hóa kiến thức qua nhiệm vụ học tập ảnh 2
Click vào ảnh để xem chi tiết.

Thứ hai, sự khủng hoảng toàn diện và trầm trọng của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong phần lịch sử thế giới lớp 12, các em đã được tìm hiểu về bối cảnh Liên Xô giai đoạn này. Năm 1985, Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ với những kì vọng có thể đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng nhưng những kì vọng ban đầu đó đã nhanh chóng trở thành thất vọng khi Liên Xô tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Điều này dẫn đến tác động trực tiếp trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta, đặt ra vấn đề cấp thiết cần phải đổi mới.

Trên cơ sở phân tích những điều kiện chủ quan ở trong nước, những điều kiện khách quan tác động bên ngoài, rõ ràng đổi mới là yêu cầu cấp bách, là ý nghĩa sống còn không những đối với CNXH ở Việt Nam mà còn phù hợp với xu thế chung của thời đại. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Trong nhiệm vụ học tập số 2, sách giáo khoa trang 208, 209 yêu cầu học sinh trình bày quan điểm trong đường lối đổi mới của Đảng. Học sinh cần nhớ các nội dung kiến thức: Đại hội Đảng lần thứ 6 được tổ chức vào tháng 12 năm 1986 được coi là đại hội mở đầu thời kì đổi mới.

Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001), Đại hội X (2004), Đại hội XI (2011), Đại hội XII (2016).

Về quan điểm đổi mới: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

Chúng ta vẫn duy trì chiến lược cách mạng xuyên suốt, được coi là sợi chỉ đỏ trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đổi mới ở đây là tìm nhừng biện pháp, hình thức, cách thức bước đi để phù hợp, để đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả hơn.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Quan điểm thứ 2, đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Quan điểm thứ 3, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Nội dung của đường lối đổi mới sẽ tập trung vào 2 nội dung chủ yếu về kinh tế và chính trị. Về kinh tế: Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Về chính trị: Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.   

Những nội dung chính các em cần nắm sau bài học này là: Đường lối đổi mới đất nước của Đảng; nhưng thành tựu, khó khăn và yếu kém của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990). Học sinh có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm, làm thử các đề thi tham khảo trong những năm trước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.