Ổn định vĩ mô

GD&TĐ - Sang những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô tiếp tục cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2023 tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát... là nhận định trong Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Sang những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô tiếp tục cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2023.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, mặt bằng lãi suất giảm. Thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%; xuất siêu 8,4 tỷ USD.

Về giải ngân vốn đầu tư công, 4 tháng qua đạt 17,46% kế hoạch, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%, trong đó vốn FDI đăng ký mới đạt 7,11 tỷ USD, tăng 73,2%. Số vốn FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây…

Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Thương mại, dịch vụ tiếp tục có bước phát triển. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia…

Có thể thấy, về tổng thể, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chỉ gồm các yếu tố tích cực mà đan xen cả thuận lợi - thách thức.

Cụ thể, như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế thì những thách thức này là tốc độ tăng trưởng GDP quý I dù cải thiện nhưng chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào “bẫy” thu nhập trung bình.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Cầu nội địa và cầu quốc tế thấp, tỷ giá biến động bất thường...

Thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế.

Ngoài ra, việc triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn chậm…

Cải cách thủ tục hành chính còn nhiều tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm. Kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc vẫn diễn ra...

Để tận dụng tối đa các cơ hội, “hóa giải” các thách thức này, ngoài việc thực hiện 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó ưu tiên hàng đầu vẫn là thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, cần nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, để có giải pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước. Nâng cao chất lượng dự báo để ứng phó với mọi tình huống. Thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về kết cấu hạ tầng.

Nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế, cải thiện năng lực sản xuất trong nước, tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp FDI với khu vực trong nước. Có như vậy mới có thể thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...