Mặt Trăng được hình thành sau một va chạm của Trái Đất với một hành tinh khác, được gọi là Theia vào 4,5 tỷ năm trước. Các nhà khoa học tin rằng các mảnh vỡ từ Theia đã ngưng tụ lại và tạo thành Mặt Trăng.
Nghiên cứu về đá trên mặt trăng cho thấy nó chứa các đồng vị oxy tương tự như Trái Đất. Điều này gợi ý rằng Theia và Trái Đất đã trao đổi các mảnh vỡ và nước trong vụ va chạm.
Một va chạm lớn đã tạo ra Mặt trăng khoảng 4,5 tỷ năm trước. Hành tinh Theia, có kích cỡ tương đương sao Hỏa, đã va vào Trái Đất khoảng 100 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời được hình thành.
Tuy nhiên, vụ va chạm này có vẻ không phải là một tai nạn mà chính nó đã mang lại sự sống cho Trái Đất. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng một phần nước trên Trái Đất ngày nay có thể đã đến từ hành tinh xấu số này.
Một phần nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ Theia. |
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng 2 hành tinh đã trao đổi rất nhiều mảnh vỡ trong vụ va chạm, dẫn đến cả Trái Đất và Mặt Trăng đều có các mức đồng vị oxy tương tự nhau.
Hầu hết các lý thuyết hiện nay cho thấy Mặt Trăng được hình thành chủ yếu từ Theia, tuy nhiên, nghiên cứu mới này lại cho thấy Mặt Trăng thực ra được tạo từ cả 2 hành tinh (có sự đóng góp của Trái Đất).
TS Edward Young - Nhà địa chất học tại Đại học Los Angeles, và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu của ông cho biết: “Các kết quả đo lường mới được trình bày ở đây là phù hợp với Trái Đất và Mặt Trăng. Kết quả này gợi ý rằng vụ va chạm đã pha trộn và làm đồng nhất các đồng vị oxy của Theia và Trái Đất.”
Kết quả phân tích mẫu đá thu được từ Mặt Trăng cho thấy đồng vị oxy của đá trên Trái Đất và trên Mặt Trăng tương tự nhau. |
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 7 mẫu đá được thu thập trong các dự án Apollo 12, 15 và 17, cùng với vật liệu lấy từ thiên thạch Mặt Trăng.
Họ so sánh với các đồng vị oxy trong các mẫu đá này với các mẫu đá trên Trái Đất. Hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có các đồng vị khác nhau do cách hình thành khác nhau. Tuy nhiên, Trái Đất và Mặt Trăng lại có các đồng vị tương tự nhau.
Điều này có thể được giải thích là do một hành tinh đã va đập vào Trái Đất, tạo ra một lượng mảnh vỡ lớn; các mảnh vỡ này sau đó ngưng tụ lại để tạo thành Mặt Trăng.
Các nhà khoa học đã tìm thấy một đồng vị oxy, được gọi là delta-17, trong các mẫu đá từ cả Mặt Trăng và Trái Đất với nồng độ khoảng 5/1.000.000, có nghĩa là Theia và Trái Đất đã trao đổi oxy khi va chạm.
Theo TS Young, kết quả nghiên cứu cho thấy cả Trái Đất và Theia đã có một lượng nước đáng kể ở dạng khoáng hoặc băng. Điều này cho thấy phần lớn nước trên Trái Đất ngày nay đã đến từ Theia. Chúng ta đều biết nước là yếu tố quyết định sự hình thành sự sống trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu nói thêm, kết quả mới của họ cung cấp bằng chứng về việc các mảnh vỡ do va chạm đã được hòa trộn một cách mạnh mẽ hơn nhiều so với mức được chỉ ra trong các kết quả trước đó.
“Để phù hợp với hàm lượng sắt thấp trên Mặt trăng, đồng thời mô phỏng xung lượng góc của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng, các mô hình trước đây cho rằng Mặt Trăng được cấu thành từ vật liệu của Theia. Nhìn chung cả Mặt Trăng và Trái Đất khó có thể tương đồng về thành phần đồng vị oxy.
Tuy nhiên, gần đây Mặt Trăng và Trái Đất mới được phát hiện có tỉ lệ đồng vị oxy như nhau. Kết quả của chúng tôi chứng minh sự hòa trộn mạnh mẽ trong vụ va chạm có mức năng lượng và xung lương góc cao”.