Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.
Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.
Nước ép bắp cải - thần dược chữa viêm loét dạ dày. |
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là “thuốc của người nghèo”.
Bắp cải có rất nhiều vào mùa thu và mùa đông, là loại rau dễ kiếm, gần gũi và quen thuộc với tất cả chúng ta. Giàu vitamin và khoáng chất, nước ép bắp cải có thể chữa viêm loét dạ dày khá hiệu quả.
Cách làm nước ép bắp cải
Lấy lá bắp cải xanh bên ngoài, dóc đôi theo chiều cuống, rửa sạch để ráo nước, sau đó chần qua nước sôi. Vớt ra để ráo, bỏ vào cối giã nhuyễn, lấy vải màn hoặc gạc lọc lấy nước cốt (chú ý không đổ thêm nước vào), bạn có thể dùng máy xay sinh tố để xay cũng được. Thông thường 1kg lá bắp cải có thể vắt được 500ml nước.
Nước ép bắp cải
Liều dùng
Mỗi ngày uống 1000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần có thể cho thêm đường hoặc muối theo sở thích của bạn để dễ uống hơn. Uống thay nước hàng ngày.
Điều trị trong 2 tháng liên tục. Nước ép bắp cải không gây biến chứng vì vậy bạn có thể kết hợp với các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày khác.
Tác dụng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột.
Ngoài ra bắp cải còn chữa được một số bệnh khác như: Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch, giảm đau nhức, chữa ho nhiều đờm, đái tháo đường…
Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.