Nước biển sẽ dâng 60 mét nếu mọi nhiên liệu hóa thạch bị đốt cạn

Nếu con người không kiềm chế nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, hành tinh này sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển có thể dâng lên tới 60 mét.

Nước biển sẽ dâng 60 mét nếu mọi nhiên liệu hóa thạch bị đốt cạn

Đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và nhiều hậu quả khôn lường khác như băng tan, bão tố, hạn hán, thời tiết cực đoan...

Tuy vậy, chính con người lại đang thúc đẩy quá trình khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên, trong đó có nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của hơn 7 tỷ người.

Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra, nếu như loài người đốt hết số nhiên liệu hóa thạch còn lại của Trái Đất, chúng sẽ gây nên hiện tượng băng tan với tốc độ vô cùng mạnh mẽ ở Nam Cực. Mực nước biển dự kiến có thể dâng lên tới 30 mét vào cuối thiên niên kỷ này (năm 3000) và tăng lên gấp đôi, tức 60 mét trong vài nghìn năm sau.

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Ken Caldeira, thuộc Viện khoa học Carnegie (Mỹ), cho biết: "Nếu chúng ta không ngừng việc phát thải CO2 vào bầu trời, những vùng đất đang là nơi ở của hơn một tỷ người một ngày nào đó sẽ nằm dưới nước biển".

Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Science Advances. Đây là nghiên cứu đầu tiên tạo nên một mô hình thể hiện sự tác động của việc đốt nhiên liệu hóa thạch lên trên toàn bộ dải băng Nam Cực.

Chiều hướng khí thải làm giảm độ dày lớp băng ở Nam Cực (hiện đang dày tới 3 km)

Theo nghiên cứu, có khoảng 10 nghìn tỷ tấn carbon tồn tại trong các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, và khí đốt. Với tốc độ tiêu thụ hiện tại, sẽ có khoảng 6 - 8% trong số chúng được phát thải trong 60 - 80 năm tới. Điều này sẽ gây nên hiện tượng bất ổn tại dải băng vùng Tây Nam Cực.

Theo đồng tác giả Anders Levermann đến từ Viện Potsdam chuyên về nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu cho biết, dải băng ở Tây Nam Cực đã bắt đầu chuyển sang trạng thái tan chảy không kiểm soát.

Tuy nhiên, Levermann khẳng định rằng, nếu như không muốn các thành phố ven biển như Tokyo, Hồng Kông, Thượng Hải, Calcutta, Hamburg và New York phải chịu cảnh bị nước biển nhấn chìm, con người cần phải dồn hết sức bảo vệ cho dải băng Đông Nam Cực.

Trong nhiều năm gần đây, các nhà khoa học đều đặt mục tiêu chỉ tăng 2 độ C trước cuối thế kỷ này cho toàn bộ nhân loại. Điều đó có nghĩa, con người cần kiểm soát hiện tượng ấm lên của Trái Đất không vượt quá 2 độ C, cùng với đó duy trì mực nước biển dâng lên ở mức thấp nhất.

Tuy nhiên nếu như nhiệt độ Trái Đất vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới thì sẽ thật khó để tưởng tượng được hết về những tác động khủng khiếp của nó tới loài người.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.