Một thỏa thuận lịch sử
Juan Manuel Santos và Rodrigo Londono Echeverri vừa chính thức ký vào văn kiện lịch sử chấm dứt xung đột ở Colombia. Nói như Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos khi bàn giao dự thảo thỏa thuận hòa bình cho Hội đồng Bảo an LHQ tại New York rằng nó tượng trưng cho sự chuyển đổi sức mạnh vào phía tương lai.
“Trao cho các ngài thành quả công việc của chúng tôi - công việc được thực hiện trong 6 năm trời, cho phép kết thúc cuộc xung đột vũ trang cuối cùng ở Tây bán cầu - cuộc chiến kéo dài 52 năm, đã gây ra rất nhiều mất mát và khổ đau ở Colombia” - Ông Santos nói. Cũng theo lời ông Santos thì cuộc chiến kéo dài 52 năm ở Colombia đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người, hàng triệu người phải tị nạn.
Mẫu chiếc bút mà Tổng thống Colombia dùng để ký thỏa thuận đã được tặng cho 15 Tổng thống các nước Mỹ -Latinh, những người có mặt trong lễ ký kết. Ngoài ra, tham dự lễ ký kết thỏa thuận hòa bình tại Cartagena còn có 27 Bộ trưởng Ngoại giao và 10 người đứng đầu các tổ chức quốc tế, trong đó có Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và người đứng đầu Tổ chức các nước châu Mỹ Luis Almagro.
Theo thỏa thuận, việc ngừng bắn song phương sẽ có hiệu lực sau 5 ngày và chấm dứt hoàn toàn xung đột. Đổi lại, FARC sẽ có 180 ngày để giải giáp quân đội và đưa 7.500 lính vào khu phi quân sự do LHQ lập ra. FARC sẽ trở thành một đảng chính trị, được giữ 10 ghế trong 268 thành viên Quốc hội. FARC chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất ma túy trong các vùng thuộc quyền kiểm soát của họ. Cuối cùng, FARC được loại khỏi danh sách khủng bố của EU.
Hình mẫu của việc giải quyết xung đột
Theo Vụ trưởng Vụ Mỹ - Latinh của Bộ Ngoại giao Nga Alexandera Shchetinina, kinh nghiệm giải quyết hòa bình các cuộc xung đột của Colombia đáng nghiên cứu cẩn thận. “Nó có thể được sử dụng trong việc giải quyết các cuộc xung đột nội bộ khác hiện đang diễn ra trên thế giới này, trong đó có cả các nước láng giềng của Nga” - Alexander Shchetina khẳng định. “Đây là thỏa thuận đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên tắc không trừng phạt, tôn trọng quyền của các nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang với công lý. Nó cho phép phiến quân hội nhập đầy đủ vào cuộc sống dân sự” - Alexander Shchetina nhấn mạnh.
Theo thỏa thuận này, các bên đồng ý thiết lập một hệ thống tư pháp đặc biệt, trong đó, phần quan trọng nhất chính là tòa án. Nó sẽ có thẩm quyền tiến hành điều tra các tội ác của cả phiến quân FARC và các thành viên của các lực lượng vũ trang. FARC chấm dứt tồn tại và trở thành một phong trào chính trị - Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos tuyên bố. Cũng theo lời ông Santos, trong vòng 6 tháng, họ sẽ chuyển giao các loại vũ khí theo trình tự của LHQ.
Vào tháng 9 tới, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ gửi tới Colombia 450 quan sát viên không vũ trang để giám sát việc thực hiện thỏa thuận. Đoàn bao gồm nhân viên và tình nguyện viên dân sự quốc gia và quốc tế, sẽ làm việc trong 40 khu định cư rải rác trên khắp đất nước. Ban Ki-moon nêu những mục tiêu chính của nhiệm vụ này, gồm: “Giám sát, điều phối và hỗ trợ nội dung, an ninh”. Theo ông Ban Ki-moon, Quỹ xây dựng hòa bình của LHQ đã quyết định phân bổ 3 triệu USD để thanh toán bồi thường cho các nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang.
Chính phủ Colombia sẽ khởi động chương trình mang lại lợi ích tích hợp xã hội của các cựu chiến binh, đặc biệt, họ sẽ được trả trong giai đoạn tìm kiếm việc làm.
Một vị trí đặc biệt trong thỏa thuận liên quan đến cuộc chiến chống buôn bán ma túy. FARC đồng ý chấm dứt việc kinh doanh bất hợp pháp và chính phủ đã phát động một chương trình quốc gia về cây trồng để thay thế cho ma túy.
Có thể nói, thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Colombia và FARC là sự kiện trọng đại, là hình mẫu của hòa giải trong thế kỷ 20.