Nữ tu tham gia giải cứu kỳ nhông

GD&TĐ - Xắn tay áo trắng tinh khiết lên như một thói quen, sơ Ofelia Morales Francisco nhúng tay vào bể cá và nhấc một chú kỳ nhông to bự, nhầy nhụa ra. Sơ là thành viên của 1 nhóm người thuộc tu viện Dominica ở Mexico đang đấu tranh để cứu lấy những chú kỳ nhông hồ Patzcuaro - loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, theo như Sách Đỏ.  

Sơ Ofelia Morales Francisco đang miệt mài với công việc cứu giúp nguy cơ tuyệt chủng của kỳ nhông hồ Patzcuaro
Sơ Ofelia Morales Francisco đang miệt mài với công việc cứu giúp nguy cơ tuyệt chủng của kỳ nhông hồ Patzcuaro

Được những người bản địa Purepecha tôn kính như vị thần và là một trong những đối tượng nghiên cứu sâu sắc của các nhà khoa học, loài kỳ nhông nổi tiếng với khả năng tự tái tạo các bộ phận cơ thể có 1 không 2 chỉ có thể được tìm thấy trong tự nhiên tại một nơi duy nhất, đó là cái hồ nằm gần tu viện Our Immaculate Lady of Health ở phía Tây thị trấn Patzcuaro.

Tuy nhiên, hồ hiện đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề và đây là lý do mà Morales cùng các sơ khác đã bắt tay vào hành động. Họ đã phát động một chương trình gây giống kỳ nhông trong điều kiện nuôi nhốt với hy vọng một ngày nào đó sẽ giúp những chú kỳ nhông Mexico với tên khoa học là Ambystoma dumerilii (tên địa phương là achoques) có thể lại phát triển mạnh mẽ ngoài tự nhiên.

“Cách tốt nhất để phối giống là ghép 1 con đực với 3 con cái” - sơ Morales, người đã làm việc trong dự án này được 18 năm cho biết - “Chúng tôi phải nuôi dưỡng các con non một cách rất cẩn thận, bởi chúng sẽ cố ăn thịt lẫn nhau”.

Hiện tại, họ đang nuôi giữ khoảng 300 chú kỳ nhông, số lượng tối đa mà 2 bể cá của tu viện có thể chứa đựng. Số lượng này đủ nhiều để họ vừa duy trì việc nấu xi rô (với giá 1 chai vào khoảng 10 USD), vừa cung cấp mẫu vật nghiên cứu cho các trường đại học.

Kỳ nhông Achoque có quan hệ gần gũi với “khủng long 6 sừng” axolotl (tên khoa học là Ambystoma mexicanum) - 1 loài kỳ nhông cũng bị đe dọa chỉ có thể tìm thấy trong hệ thống hồ Xochimilco ở thành phố Mexico.

Cả 2 loài đều được biết đến với khả năng tái tạo tế bào cực kỳ đặc trưng. Nếu bị mất đi 1 cái đuôi, chúng sẽ mọc lại 1 cái khác nhanh chóng mà không để lại bất cứ mô sẹo nào. Chúng sở hữu số lượng DNA lớn hơn bất kỳ loại động vật nào mà con người biết đến.

Chính vì những tính chất này mà các nhà khoa học vô cùng say mê nghiên cứu chúng với niềm hy vọng nhận được những bài học có thể áp dụng lên con người. Tuy nhiên, kể từ thập niên 1980, số lượng kỳ nhông achoque bị giảm mạnh, Maria Esther Quintero, người làm công việc bảo tồn các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cho Ủy ban quốc gia về Đa dạng sinh học Mexico, cho biết.

Các nữ tu hy vọng quần thể mà họ đang nuôi dưỡng có thể đảo ngược xu hướng suy giảm này. Sơ Maria del Carmen Perez trao đổi: “Chúng tôi đang cố gắng cứu lấy chúng vì công lý cho Mẹ Thiên nhiên. Nếu chúng tôi không hành động, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn”.

Nhưng hiện tại, hồ Patzcuaro vẫn còn quá ô nhiễm và không phải là môi trường sống thích hợp cho kỳ nhông achoque. Quintero cho biết, mục tiêu trước mắt của các quan chức Mexico là tiêu diệt các loài xâm lấn, ít nhất là ở phần phía Bắc của hồ. Nếu việc này thành công, có lẽ kỳ nhông achoque sẽ lại trở về nơi trú ẩn lúc ban mai của chúng để tránh khỏi việc bị ăn thịt, theo như truyền thuyết của người Purepecha.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều hòn đảo xa xỉ ở Tây Ban Nha thu hút người giàu có và nổi tiếng.

3 hòn đảo đỉnh cao xa hoa ở Tây Ban Nha

GD&TĐ -Nhiều hòn đảo tư nhân của Tây Ban Nha, một số thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, được những người giàu có và nổi tiếng lui tới.

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.