Nữ hiệu trưởng chia sẻ việc chọn sách giáo khoa mới

Nữ hiệu trưởng chia sẻ việc chọn sách giáo khoa mới

* Việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 đã được nhà trường triển khai như thế nào – thưa cô?

- Việc chọn sách giáo khoa đã được Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng thực hiện theo quy trình, các bước. Cụ thể:

Thứ nhất: Triển khai đến 100% cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT.

Thứ hai: Thành lập Hội đồng lựa chọn SGK của nhà trường gồm 15 thành viên, trong đó có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, một số giáo viên ở các bộ môn và đại diện phụ huynh học sinh.

Thứ ba: Tiến hành cho các tổ chuyên môn nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa và thực hiện theo các bước:

Bước 1: Các giáo viên của từng tổ chuyên môn làm việc cá nhân, nghiên cứu tất cả các đầu sách theo danh mục đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt ghi lại ý kiến cá nhân. Các giáo viên được đào tạo chuyên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật, thể dục… nghiên cứu sâu môn học mình được đào tạo và cùng nghiên cứu các đầu sách còn lại theo danh mục.

Bước 2: Các tổ thảo luận chung theo tổ chuyên môn: Từng thành viên trong tổ trình bày quan điểm cá nhân, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và đưa ra những phản hồi tích cực, tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp.

Bước 3: Tiến hành cho 100% giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Bước 4: Tổ chuyên môn tổng hợp ý kiến của các giáo viên trong tổ, báo cáo Hội đồng danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp.

Thứ tư: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. 

Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự. Quá trình thực hiện theo các bước:

Bước 1: Trước khi họp hội đồng yêu cầu các thành viên của hội đồng phải nghiên cứu kỹ các đầu sách đã được phê duyệt.

Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 (Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 1 (một) đầu sách giáo khoa. 

Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật) và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa ban hành kèm theo Quyết định 488/QĐ –SGD&ĐT ngày 12/3/2020 của Sở GD&ĐT Phú Thọ.

Bước 2: Hội đồng bỏ phiếu lựa chọn sách giáo

Bước 3: Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự.

Nữ hiệu trưởng chia sẻ việc chọn sách giáo khoa mới ảnh 1
Cô Nguyễn Thị Minh Thịnh cùng các học trò của Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Việt Trì, Phú Thọ)

* Việc chọn sách phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục. Vậy nhà trường cụ thể hóa nguyên tắc này như thế nào – thưa cô?

Thứ nhất: Sách phải chú trọng rèn luyện và phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng nhận thức, thúc đẩy học sinh học tập tích cực; rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo; vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn.

Thứ hai: Đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.

Thứ ba: Tạo cơ hội để nhà trường và giáo viên có thể bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp gắn với thực tế ở địa phương.

Thứ tư: Đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với khả năng và năng lực học tập của các đối tượng học sinh tại nhà trường.

* Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là môn học mới. Vậy nhà trường sẽ chọn sách cho môn học này như thế nào?

Chúng tôi lựa chọn sách cho môn học này đảm bảo các nguyên tắc:

Một là, các nội dung kiến thức của SGK phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường.

Hai là, nội dung của môn học và các hoạt động mang tính khoa học, phù hợp, thiết thực. Nội dung từng bài trong SGK phải cụ thể rõ ràng để giáo viên dễ dạy và hướng dẫn học sinh.

Ba là, nội dung chương trình môn học cần bao quát tổng hợp được các vấn đề của xã hội hiện nay, nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện.

Bốn là, các hình ảnh minh họa cho từng tiết học trong sách giáo khoa phải phù hợp, sinh động, hấp dẫn, thực tế, không nhạy cảm, phản cảm.

Năm là, sách giáo khoa đảm bảo cấu trúc phải rõ ràng, tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức trong quá trình dạy học.

Sáu là, từng tiết học trong sách giáo khoa phải đảm bảo yêu cầu cần đạt về phảm chất, năng lực của học sinh.

Bảy là, có 1 số tiết để giáo viên tự lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp.

* Dịch bệnh Covid-19 có làm ảnh hưởng đến tiến độ chọn sách giáo khoa hay không?

- Không! Các thầy cô giáo vẫn làm việc bình thường, các ý kiến được tổng hợp và chuyển qua Email, qua họp trực tuyến. Có những nội dung cần phải họp trực tiếp đều được nhà trường thực hiện theo các khuyến cáo về phòng dịch: đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, súc họng thường xuyên bằng nước sát khuẩn, uống nước nóng, trà xanh… Các phòng họp đều được vệ sinh tẩy rửa thường xuyên và thông thoáng.

Xin cảm ơn ơn cô!

“Tôi có lo lắng; tuy nhiên với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và huy động trí tuệ của tập thể giáo viên nhà trường và sự đóng góp ý của phụ huynh, tôi tin tưởng nhà trường sẽ lựa chọn được bộ sách giáo khoa phù hợp để giảng dạy cho HS lớp 1 trong năm học tới” cô Nguyễn Thị Minh Thịnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.