NSND Lê Huy Quang đột ngột ra đi

GD&TĐ - NSND, họa sĩ, nhà thơ Lê Huy Quang đã đột ngột qua đời ở tuổi 80 vào đêm 21/8.

Thông tin NSND Lê Huy Quang đột ngột qua đời vào đêm 21/8, hưởng thọ 80 tuổi đã khiến nhiều người bất ngờ.

Lễ tang NSND, họa sĩ, nhà thơ Lê Huy Quang diễn ra lúc 9h ngày 24/8, tại Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Nghệ sĩ nhân dân, họa sĩ, nhà thơ Lê Huy Quang đã qua đời.
Nghệ sĩ nhân dân, họa sĩ, nhà thơ Lê Huy Quang đã qua đời.

NSND Lê Huy Quang sinh ngày 12/11/1944, nguyên quán Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp lớp Trung cấp và Cao đẳng Mỹ thuật trường Nghệ thuật Hà Nội 1966 - 1973; Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh 1982.

Từ năm 1976, Lê Huy Quang làm báo tại Tạp chí Sân khấu đồng thời trở thành họa sĩ thiết kế mỹ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam. Ông đã thiết kế mỹ thuật trên 300 vở diễn cho các đơn vị nghệ thuật sân khấu trong cả nước.

Bên cạnh mỹ thuật, ông còn là một nhà thơ. Trong đó, tập thơ “Phải khác”, gồm 108 bài thơ tập hợp sáng tác của ông từ năm 1968 đến 2008, đã để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc.

NSND Lê Huy Quang đã đoạt nhiều giải thưởng về hội họa, bìa sách, đồ họa, trang trí sân khấu và thơ. Đặc biệt, ông đã có hơn 20 Huy chương Vàng, Bạc tại các Hội diễn sân khấu toàn quốc.

Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam; hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội.

Trước khi qua đời, NSND Lê Huy Quang là Thư ký tòa soạn Tạp chí Âm nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam) và vẫn tích cực tham gia các hoạt động văn học, nghệ thuật.

Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết: "Cho dù tôi luôn ý thức rằng đã ngoài 50 tuổi, người ta có thể rời cuộc sống này bất cứ lúc nào, huống hồ nhà thơ Lê Huy Quang đã 80, nhưng tôi vẫn sững sờ khi nghe tin.

Nhà thơ đi guốc mộc rất 'nhà quê' ấy là một người 'phá phách' trong thơ ca từ những năm đầu tiên của đổi mới. Người khen ông cũng đông và người phê phán ông cũng không ít. Nhưng ông chẳng để ý gì, cứ thủng thẳng đi qua đời sống này bằng một đôi guốc mộc và rồi đi thẳng tới thiên đường".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.