Nộp đơn vào ĐH Harvard: Thông minh không quan trọng bằng “sẵn sàng hành động”

Ở các trường đại học danh tiếng có những học bổng cạnh tranh khốc liệt, nơi mà hàng triệu học sinh ưu tú nhất, sở hữu bảng điểm hoàn hảo trên toàn thế giới cùng nộp đơn, chất lượng "hồ sơ học thuật" của các thí sinh khá đồng đều. Lúc này, hoạt động ngoại khóa là một điểm cộng quyết định để ban tuyển sinh đưa ra lựa chọn.

Nộp đơn vào ĐH Harvard: Thông minh không quan trọng bằng “sẵn sàng hành động”

Đó là lưu ý của bà Natalia Hendrickson – Cựu thành viên Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Harvard, đã từng là nhà hoạt động xã hội đại diện cho ĐH Havard trong nhiều năm và góp mặt trong một số dự án lớn của Google tại sự kiện “Ivycation Leadership Gala” 2018.

Hoạt động thường niên do Trung tâm Tư vấn Giáo dục Quốc tế Ivycation phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội tổ chức diễn ra ngày 26/8 tại Hà Nội, thu hút đông đảo học sinh, phụ huynh tham gia. Sức nóng của chương trình đến từ sự tự tin, năng động của những thủ lĩnh trẻ.

Các dự án được tạo lập trong quá trình tham gia lớp Nhà lãnh đạo trẻ của Ivycation.
Các dự án được tạo lập trong quá trình tham gia lớp Nhà lãnh đạo trẻ của Ivycation.

Tuy mới học cấp 2, cấp 3 nhưng các em làm việc cật lực và nghiêm túc để xây dựng những dự án cộng đồng phi lợi nhuận, có sức tác động tích cực, lan tỏa đến nhiều tỉnh thành trong cả nước chỉ sau 3 tháng tham gia lớp học Nhà lãnh đạo trẻ của Ivycation.

Chiến thắng nhờ bản lĩnh, tự tin hành động vì cuộc sống tốt đẹp

Ông Trần Quang Hưng (Uỷ viên ban chấp hành Trung ương đoàn khoá XV - Phó Trưởng ban Thanh niên, Trường học Thành Đoàn Hà Nội) ở cương vị ban giám khảo cho hay, các đội thi không chỉ được đánh giá qua toàn bộ dự án (sứ mệnh, tính chuyên nghiệp, tính độc đáo, tác động thực tế, tiềm năng phát triển) mà còn ở bản lĩnh giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể, sự kết nối ánh mắt, kỹ năng phản biện, thuyết phục người nghe, trình bày powerpoint ở phần thuyết trình hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Ông Trần Quang Hưng, Uỷ viên ban chấp hành Trung ương đoàn khoá XV - Phó Trưởng ban Thanh niên, Trường học Thành Đoàn Hà Nội – nhiệm kỳ 2017-2022.
Ông Trần Quang Hưng, Uỷ viên ban chấp hành Trung ương đoàn khoá XV - Phó Trưởng ban Thanh niên, Trường học Thành Đoàn Hà Nội – nhiệm kỳ 2017-2022.

Ba dự án đạt giải cao nhất của chương trình có điểm chung là hết sức thiết thực, hiệu quả thực tế cao, nỗ lực xuất sắc hành động để cải thiện bất cập/ định kiến còn tồn tại trong cộng đồng. Đồng thời, thể hiện sức sáng tạo, tài năng và tấm lòng nhân ái và khả năng lãnh đạo của các bạn trẻ.

“Cô bé vàng Toán học Việt Nam” Nguyễn Nga Nhi quan điểm rằng, học tập không phải là một quá trình thụ động tiếp nhận kiến thức, nó là một quá trình chủ động tương tác. Suy nghĩ đó đã thôi thúc em sáng lập dự án “Coding Flash for Math – Lập trình Toán tương tác”. Một phần của dự án là mô hình Toán tương tác trực quan, sinh động đang được “chạy” trên báo điện tử Dân trí, mang đến sân chơi khám phá Toán học cho độc giả và đặc biệt là các học sinh.

Ngoài ra, Nhi tổ chức chuỗi sự kiện giao lưu với học sinh nhằm giới thiệu mô hình Toán tương tác tới nhiều trường ở địa bàn Hà Nội, đồng thời mở lớp dạy các bạn lập trình Toán tương tác giống như mình. Cô bạn nhận rất nhiều phản hồi trực tiếp từ các học sinh vì đã giúp họ khơi gợi hứng thú, ham mê tìm tòi Toán học. Dự án của Nga Nhi xuất sắc giành Giải Outstanding Award (giải Nổi bật) của chương trình.

Lần lượt từ trái sang: Phương Nhung và Ngọc Diệp đạt giải Sáng tạo; em Nguyễn Minh Hà (thứ 3) đạt giải Dự án được bình chọn nhiều nhất); em Nguyễn Nga Nhi (phải, ngoài cùng) đạt giải Nổi bật.
Lần lượt từ trái sang: Phương Nhung và Ngọc Diệp đạt giải "Sáng tạo"; em Nguyễn Minh Hà (thứ 3) đạt giải "Dự án được bình chọn nhiều nhất); em Nguyễn Nga Nhi (phải, ngoài cùng) đạt giải "Nổi bật".

Giải “Creative Award” (Giải Sáng tạo) thuộc về dự án “ActVoice” của em Phùng Phương Nhung (THPT Chu Văn An) và em Hoàng Ngọc Diệp (THPT Chuyên ĐH Sư phạm).

Thực tế ở Việt Nam, 87% phụ nữ cho biết từng bị sàm sỡ hay xâm hại ở nơi công cộng và 58% phụ nữ có gia đình từng bị chồng ngược đãi cả về mặt thể chất và tinh thần. Dự án ra đời với các lớp học tự vệ miễn phí khi bị tấn công, bạo hành, xâm phạm cho phụ nữ Việt Nam ở mọi độ tuổi.

Hai nữ sinh đã làm việc trực tiếp với Hội Phát triển phụ nữ và Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội để trình bày dự án của mình nhằm lan tỏa các lớp học đến toàn thành phố. “Hữu xạ tự nhiên hương”, ActVoice dần nhận được nhiều hơn những cuộc gọi từ Hải Dương, Thái Bình ngỏ ý muốn nhóm mở lớp học ở các tỉnh.

Phương Nhung tâm sự: “Bản thân em từng là nạn nhân của bạo lực gia đình nên em nghĩ việc tuyên truyền phổ biến kiến thức và trang bị kỹ năng tự vệ cho phụ nữ rất quan trọng. Nó không chỉ là dự án của em mà còn là mong muốn từ sâu trong trái tim rằng bạo lực phụ nữ dừng lại”.

Được truyền cảm hứng từ người ông là cựu chiến binh, em Nguyễn Minh Hà (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) lập dự án “Hub Bright” với mong muốn giúp đỡ người dân của các tỉnh miền núi từng có đóng góp lớn cho cách cách mạng điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

Ngoài tổ chức trao tặng các suất quà từ thiện, dự án tổ chức những buổi gặp gỡ cựu chiến binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng ở trung tâm điều dưỡng trên địa bàn Phú Thọ, Hà Nam để mang đến cho họ món quà tinh thần là buổi học yoga cười và tư vấn cách sống vui, sống khỏe đến từ các chuyên gia. Cô bạn xuất sắc giành Giải “Impressive Award” (Giải được bình chọn nhiều nhất).

7 dự án tham gia vòng chung kết Vietnam Young Leadership đều được đánh giá có ý nghĩa xã hội, sức tác động tích cực đến cộng đồng.
7 dự án tham gia vòng chung kết Vietnam Young Leadership đều được đánh giá có ý nghĩa xã hội, sức tác động tích cực đến cộng đồng.

Vòng chung kết “Nhà lãnh đạo trẻ 2018” còn có sự góp mặt của những dự án vì cộng đồng khác: “The Homecoming Hanoi” nhằm hỗ trợ về quần áo, sách vở và phát triển tinh thần cho đối tượng trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. “Insecure Project” với triển lãm ảnh tập hợp những câu chuyện chân thực về sự mặc cảm của bạn trẻ khi bước vào tuổi dậy thì với nhiều thay đổi tâm sinh lý và áp lực từ gia đình, học tập. “Eco – Earth” lại mang tới cho trẻ em các trường mầm non đồ chơi làm từ phế liệu nhằm bảo vệ môi trường sống. Black Dot’s Adventure kêu gọi mọi người bảo vệ chó, mèo – những loài vật thân thiết với con người.

Điểm số tuyệt đối không đảm bảo “chiếc vé” vào Ivy League

Năm thứ 2 làm giám khảo của “Vietnam"s Young Leader”, bà Natalia Moreno Hendrickson - cựu thành viên Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Harvard bày tỏ sự tự hào, vui mừng bởi các bạn trẻ Việt ngày càng bản lĩnh, năng động và có thái độ đúng về hoạt động ngoại khóa.

Nữ giám khảo nhấn mạnh, ở đại học Mỹ, hồ sơ học thuật là yếu tố cần nhưng chưa đủ.

“Điểm số tuyệt đối không đảm bảo một chiếc vé vào Harvard, Stanford, Princeton, Chicago… Dù bạn cố gắng đạt điểm SAT/ACT hoàn hảo, GPA tuyệt đối là rất đặc biệt nhưng bộ phận tuyển sinh của các trường đại học ưu tú luôn tìm kiếm điều đặc biệt hơn”, bà Natalia Moreno tiết lộ.

Theo đó, tại những trường đại học danh tiếng có những học bổng cạnh tranh, nơi mà hàng triệu học sinh ưu tú nhất, có bảng điểm hoàn hảo nhất trên toàn thế giới nộp đơn thì chất lượng các thí sinh khá đồng đều. Lúc này, hoạt động ngoại khóa cùng và bài luận chính là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để ban tuyển sinh đưa ra kết quả lựa chọn.

Cựu thành viên tuyển sinh ĐH Harvard chia sẻ: “Hiện nay, cuộc đua vào đại học Mỹ cạnh tranh gay gắt. Tỷ lệ chấp nhận sinh viên quốc tế ở top các trường đại học danh tiếng Mỹ đang giảm qua các năm, khoảng từ 6% giảm còn 5% rồi 4% rồi 3%. Và tôi có thể nói rằng, bạn gần như không thể được chấp nhận vào trường đại học Mỹ nếu như bạn không có hoạt động ngoại khóa”.

Chẳng hạn, ở ĐH Harvrd, ban tuyển sinh không chỉ quan tâm bạn có thông minh hay không, quan trọng hơn họ muốn biết bạn có sẵn sàng hành động vì cộng đồng xung quanh dựa trên sở thích, mối quan tâm của bạn.

“Mặt khác, một người có khả năng lãnh đạo họ sẽ có những tầm nhìn xa hơn và xử lý mọi việc kinh nghiệm, chắc chắn hơn, nên sẽ được đánh giá cao hơn, cho dù kiến thức là như nhau”, bà Natalia Moreno Hendrickson nói.

Tạo dựng giá trị bền vững

“Một hoạt động ngoại khóa như thế nào sẽ được ĐH Mỹ được đánh giá cao?”

Chuyên gia đào tạo du học người Mỹ EaMonn (thành viên ban giám khảo) chia sẻ rằng: “Tốt nhất nên sự kết hợp cả các hoạt động về âm nhạc, thể thao, các kỹ năng khác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, bạn phải chính là bản thân mình. Bạn thích cái gì nên có niềm tin và hành động về cái đó, thích về y học sinh học bạn có thể lập dự án tình nguyện ở bệnh viện, làm gia sư. Hãy là chính mình!

Chuyên gia đào tạo du học người Mỹ EaMonn tham quan khu triển lãm của các dự án.
Chuyên gia đào tạo du học người Mỹ EaMonn tham quan khu triển lãm của các dự án.

Việc tham gia hoạt động mới hay có sẵn không hẳn quan trọng. Quan trọng bạn phải tạo ra giá trị”.

Đó là cũng lí do lớp học Nhà lãnh đạo trẻ của Ivycation tập trung rèn luyện kỹ năng con người, ý thức cộng đồng. Xuất phát từ đó, học viên sẽ xây dựng các dự án hữu ích và bền vững thực sự cho xã hội. Đặc biệt, nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu thương, sự đồng cảm với người khốn khó và niềm tin, sự tự tin để đứng lên để thay đổi và làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Điều mà các nhà tuyển sinh Ivy League tìm kiếm ở sinh viên.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.