Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển bền vững

GD&TĐ - Hôm nay (10/11), tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam: Đổi mới, Hội nhập và Phát triển bền vững” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì, với sự tham dự của các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đến từ các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu trên cả nước.

Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển bền vững
Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển bền vững ảnh 1Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển bền vững ảnh 2Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển bền vững ảnh 3
Trong 3 thập kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khá cao. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 18 tỷ USD, năm 2014 là 30,7 tỷ USD, đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đang đặt ra rất nhiều thách thức cho nông nghiệp Việt Nam, bởi trình độ phát triển nông nghiệp còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động chưa cao, chất lượng nông sản kém đồng đều, chưa an toàn và khả năng cạnh tranh còn hạn chế ngay trên thị trường nội địa.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã nêu lên thực tế: Tăng trưởng nông nghiệp chững lại và có xu hướng giảm trong thập kỷ gần đây đang đặt ra áp lực phải tái cơ cấu và đổi mới toàn diện nền nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thành công và phát triển bền vững.

Thực tế này đặt ra hàng loạt vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông thôn cần phải giải quyết, đó là: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Muốn vậy, cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội, từ trung ương đến địa phương; đẩy mạnh phát triển đối tác công tư và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.

Để thực hiện mục tiêu này, GS.TS Trần Thọ Đạt, - cho rằng: Cần phát triển ngành nghề ở nông thôn theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền.

Cần cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; Phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng để cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường.

Hơn 60 tham luận của các nhà khoa học đến từ các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, trường đại học đã làm rõ nhiều vấn đề quan trọng: Các thách thức, cơ hội và các giải pháp thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu và đổi mới nông nghiệp, nông thôn; Các vấn đề bất cập trong phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay và các giải pháp tháo gỡ.

Nhiều tham luận cũng đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư để tạo thuận lợi thu hút đầu tư của toàn xã hội vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; Các thách thức, cơ hội và các giải pháp đảm bảo sự thành công trong hội nhập quốc tế của nông nghiệp, nông thôn; Vấn đề liên quan đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm, nhờ sự ổng định của nông nghiệp mà kinh tế Việt Nam vẫn giữ được thế cân bằng. Phát triển nông nghiệp đã góp phần làm cho nông thôn ngày càng đổi mới; số người nghèo đói giảm từ 60% thời kỳ trước đổi mới xuống còn 29% năm 2003, 19% năm 2006, 14% năm 2008 và hiện nay chỉ còn dưới 10% - GS.TS Trần Thọ Đạt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.