Nóng chuyện giao thông, đất đai

Nóng chuyện giao thông, đất đai
Đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai) có lưu lượng xe lớn song đã xuống cấp nghiêm trọng
Đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai) có lưu lượng xe lớn song đã xuống cấp nghiêm trọng

29 kiến nghị các vấn đề chung và 172 kiến nghị cụ thể của cử tri các quận, huyện, thị xã gửi tới Kỳ họp thứ 21 HĐND TP. Hà Nội cho thấy, TP còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới để giải quyết dứt điểm những vấn đề dân sinh bức xúc, cũng như thực hiện thành công hơn các mục tiêu phát triển.

Về đường giao thông, hầu hết các quận, huyện đều có cử tri kiến nghị nâng cấp, xây dựng mới hoặc phản ánh tiến độ, chất lượng thi công các tuyến đường, phố.

Cử tri quận Thanh Xuân đề nghị đầu tư làm đường Tôn Thất Tùng kéo dài để tránh ùn tắc, nâng cấp đường Nguyễn Ngọc Nại, phố Phương Liệt và phố Phan Đình Giót đang xuống cấp nghiêm trọng. Cử tri huyện Chương Mỹ đề nghị TP xây dựng cầu phao bắc qua sông Đáy trên địa bàn xã Lam Điền và các tuyến đường liên huyện như đoạn đường Lam Điền, Chương Mỹ đi Thanh Oai đang xuống cấp nghiêm trọng.

Cử tri Hoài Đức phản ánh, cầu Sơn Đồng thuộc tỉnh lộ 422 do TP làm chủ đầu tư nhưng thi công rất chậm, đã hai năm nay vẫn dở dang. Cử tri Phú Xuyên cho biết, tuyến đường 428A mới thi công xong đã hỏng, một số đoạn không làm cống thoát nước, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Cử tri quận Hai Bà Trưng kiến nghị TP cải tạo hệ thống thoát nước và đường phố Yên Lạc, vì 10 năm nay con đường xuống cấp nhưng chưa một lần được cải tạo. Cử tri quận này còn kiến nghị sửa chữa đê Tô Hoàng, phố Đại La cũng đang xuống cấp nghiêm trọng. Cử tri huyện Gia Lâm đề nghị TP xây dựng đường gom chân đê sông Đuống, sông Hồng giúp dân cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt, làm ăn. Cử tri Đống Đa kiến nghị, dự án đường Lương Định Của ra đường Trường Chinh vẫn "treo", gây ảnh hưởng đến đời sống người dân… Nhẩm tính từ các kiến nghị cử tri nói trên, toàn Thành phố có trên 100 đường, phố được yêu cầu nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới.

Trong khi đó, sai phạm, tranh chấp trong quản lý, sử dụng đất đai được cử tri hầu hết các quận, huyện, thị xã phản ánh. Cử tri huyện Đông Anh phản ánh, dự án xây dựng nhà điều hành của BQL dự án trọng điểm Thành phố tại xã Kim Chung đã GPMB 3.500m2 đất xong từ năm 1999 đến nay chưa được triển khai.

Tương tự tình trạng của dự án trên là các dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội, dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (địa bàn huyện Thạch Thất), các dự án thuộc dự án các xã nghèo (huyện Sóc Sơn), dự án cống hóa mương sông Lừ (tại phường Khương Mai, Đống Đa), dự án hồ Linh Quang (Đống Đa)… đều nằm trong diện chậm tiến độ gây khó khăn, bức xúc trong dân cư. Cử tri huyện Ba Vì bức xúc về tình trạng vi phạm quy định về quản lý và sử dụng đất đai ở các nông trường, trạm, trại trên địa bàn huyện, đồng thời đề nghị Thành phố có biện pháp xử lý.

Xen kẽ với các kiến nghị về giao thông, đất đai, cử tri các địa phương cũng nêu rất nhiều vấn đề khúc mắc chưa được giải quyết liên quan đến đời sống dân sinh như việc nhiều khu vực chưa được sử dụng nước sạch sinh hoạt mặc dù có đường ống nước đi qua, cử tri kiến nghị Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng lại chung cư cũ cao hơn 9 tầng để thúc đẩy tiến độ các dự án dạng này.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.