Nỗi sợ của ông hoàng vật lý khi tìm sinh vật ngoài trái đất

Giáo sư Stephen Hawking, nhà thiên văn nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, lo ngại sinh vật ngoài trái đất có thể tiêu diệt con người, song ông vẫn muốn tìm chúng.

Nỗi sợ của ông hoàng vật lý khi tìm sinh vật ngoài trái đất
Giáo sư Stephen Hawking là một trong những người nổi tiếng tham gia dự án tìm sự sống ngoài trái đất của tỷ phú Nga Yuri Milner. Ảnh: ABC
Giáo sư Stephen Hawking là một trong những người nổi tiếng tham gia dự án tìm sự sống ngoài trái đất của tỷ phú Nga Yuri Milner. Ảnh: ABC

Yuri Milner, một tỷ phú Nga, muốn dành 100 triệu USD cho một chương trình tìm sự sống bên ngoài trái đất. Stephen Hawking - nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, toán học nổi tiếng nhất hiện nay - ủng hộ ý tưởng của Milner. Hôm 20/7, hai ông xuất hiện trong một cuộc họp báo tại trụ sở của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh tại London để thông báo sự ra đời của quỹ tìm sinh vật ngoài địa cầu trị giá 100 triệu USD, Time đưa tin. Khoản tiền này sẽ thuộc về Dự án Breakthrough Initiative.

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông hoàng vật lý nhận định con người luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Do con người là động vật có tính xã hội, chúng ta luôn muốn biết nhân loại đơn độc trong vũ trụ hay không.

"Điểm khác biệt của chương trình so với những dự án trước đây là các chuyên gia của chúng tôi có thể sử dụng những kính thiên văn hiện đại nhất để thu thập dữ liệu về vũ trụ", ABC News dẫn lời giáo sư Hawking, người đang giữ chức Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge, Anh.

Breakthrough Initiatives là một dự án đa ngành diễn ra trong 10 năm theo hai công đoạn. Trong giai đoạn một, mang tên Breakthrough Listen, các nhà khoa học sẽ sử dụng hai kính thiên văn hiện đại nhất thế giới - gồm kính Green Bank ở bang Virginia, Mỹ và kính của Đài thiên văn Parkes ở Australia - để thu thập dữ liệu từ một triệu ngôi sao gần trái đất nhất. Chúng thuộc dải Ngân Hà và 100 thiên hà khác.

Thấu kính của Green Bank có đường kính 100 m, còn kính của Đài Thiên văn Parkes có đường kính 64 m và có khả năng di chuyển. Với hai thấu kính ấy, các chuyên gia có thể quan sát một vùng không gian rộng gấp ít nhất 10 lần so với phạm vi quét của các chương trình tìm sinh vật ngoài trái đất trước đây.

Trong giai đoạn hai, mang tên Breakthrough Message, Milner sẽ tổ chức một cuộc thi quốc tế để tạo ra thông điệp mà loài người có thể gửi tới những nền văn minh khác trong tương lai. Tổng trị giá của các giải thưởng lên tới một triệu USD.

Hawking từng bày tỏ nỗi lo của ông về nỗ lực tìm nền văn minh khác trong vũ trụ.

"Chúng ta chưa biết nhiều về sinh vật ngoài địa cầu, nhưng chúng ta đã hiểu rõ con người. Nếu nhìn lại lịch sử, bạn sẽ thấy sự tương tác giữa con người với những loài kém thông minh hơn thường dẫn tới kết cục thảm khốc đối với chúng", ông nói.

Vị giáo sư nhấn mạnh rằng hững cuộc chạm trán giữa hai nền văn minh thường mang lại hậu quả xấu đối với nền văn minh có trình độ thấp hơn. Một nền

"Nếu một nền văn minh có thể hiểu thông điệp của chúng ta, rất có thể trình độ kỹ thuật của họ đã tiến trước chúng ta hàng tỷ năm. Trong trường hợp ấy, họ mạnh hơn nhân loại rất nhiều và có thể coi chúng ta là sinh vật cấp thấp, giống như cách nhìn nhận của con người đối với vi khuẩn", ông giải thích.

Martin Rees, một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng ở Anh, xoa dịu sự lo ngại của Hawking. Theo ông, rất có thể một nền văn minh nào đó đã biết tới sự tồn tại của nhân loại trên trái đất, song họ không thể tới đây hoặc không muốn tấn công chúng ta.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.