Nỗi ô nhục bị “cắm sừng” của vị hoàng đế Trung Hoa cuối cùng

Uyển Dung - hoàng hậu cuối cùng Trung Quốc bị chồng mình là vua Phổ Nghi ghét bỏ, thờ ơ chính vì thế bà đã tức giận và “cắm sừng” vị hoàng đế này.

Nỗi ô nhục bị “cắm sừng” của vị hoàng đế Trung Hoa cuối cùng

Phổ Nghi là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh, cũng là vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa. Vị hoàng đế này cũng có đến năm bà vợ nhưng không có con nối dõi. Đối với người vợ đầu tiên, hoàng hậu Uyển Dung, vị hoàng đế này luôn có thái độ căm phẫn khi nhắc tới.

Theo lệnh của Từ Hy Thái hậu thì Phổ Nghi đã phải lập hậu từ năm 15 tuổi. Tuy nhiên, phải đến tận 2 năm sau, ông mới chính thức cưới người vợ đầu tiên của mình là Uyển Dung.

Theo sử sách ghi lại, đoàn rước dâu đông tới 3.000 người và trên suốt quãng đường dài, đâu đâu cũng trải lụa vàng và hắt nước thơm. Sau khi "kiệu phượng" của hoàng đế được khiêng vào trước sân nhà cô dâu, hướng đặt kiệu phải theo hướng Đông - Nam và cô dâu khi lên kiệu cũng phải theo hướng này vì theo quan điểm của người Trung Quốc, Đông - Nam là một hướng lành và may mắn.

Dù có một hôn lễ xa hoa hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc song đêm tân hôn của hai người đã kết thúc bằng việc vị hoàng đế trẻ tuổi cảm thấy ngột ngạt và chạy vội về điện Dưỡng Tâm.

Nỗi ô nhục bị “cắm sừng” của vị hoàng đế Trung Hoa cuối cùng
Hoàng hậu Uyển Dung và Phổ Nghi

Trong khoảng 100 hoàng hậu của chế độ phong kiến Trung Quốc, chỉ có duy nhất hoàng hậu Uyển Dung vợ hoàng đế Phổ Nghi, ông vua cuối cùng của triều Thanh là chạm chân vào ngưỡng cửa của cuộc sống hiện đại. Nàng là con gái dòng dõi quý tộc Quách Bố Lạc Thị, Chánh Bạch Kỳ (một tộc người trong Bát Kỳ của triều Thanh), một mỹ nhân nổi tiếng đương thời, nhập cung khi 16 tuổi.

Nàng biết cưỡi ngựa - loại phương tiện giao thông phổ biến của tổ tiên. Nàng cũng biết đi xe đạp - phương tiện giao thông hiện đại, từng đọc những cuốn tiểu thuyết hiện đại như “Tâm trạng khi yêu”, từng chơi nhạc cụ piano hiện đại. Nàng học tiếng Anh, mặc những bộ quần áo Âu phục thời thượng. Nàng cũng từng được hưởng sự tôn quý của bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng cũng chịu qua sự ấm ức khi bị người Nhật ức hiếp.

Cho tới khi Phổ Nghi bị Nhật đưa sang Mãn Châu, Uyển Dung cũng được đi theo nhưng càng ngày nàng lại cảm thấy càng buồn chán vì không được chồng mình đoái hoài gì đến. Bà dần sa vào nghiện ngập và lén lút quan hệ với “người tình” bên ngoài tới mức cả hai còn có con với nhau. Phổ Nghi đã chẳng hề tỏ vẻ thương xót “con rơi” của vợ khi ném đứa bé sơ sinh vào lò lửa.

Trong cuốn hồi ký của vua Phổ Nghi, ngoài việc tố cáo người vợ cả đã trót ăn nằm và có con với người khác, cựu hoàng đế Phổ Nghi còn tố việc nghiện ngập ma túy của Uyển Dung. Vị hoàng đế này đã từng viết: "Thực ra, chuyện bà ấy (Uyển Dung) hút thuốc phiện là do chủ ý của bố và anh trai. Bà ấy cũng chỉ như một con rối để người khác điều khiển mà thôi".

Nỗi ô nhục bị “cắm sừng” của vị hoàng đế Trung Hoa cuối cùng
Hoàng hậu Uyển Dung trong trang phục truyền thống

Theo như Phổ Nghi miêu tả, sau khi sinh con và bị Phổ Nghi ghét bỏ, Uyển Dung đã lao vào hút chích để quên đi sự đời. Chồng ruồng bỏ, con sinh ra không được nhìn thấy mặt, cuộc sống bản thân thì lâm vào cảnh chim lồng cá chậu, đi đâu cũng có người giám sát khiến nhiều lúc vị hoàng hậu này như phát điên. "Tôi nghe nói Uyển Dung suốt ngày làm bạn với thuốc phiện. Bà ấy hút để thay ăn cơm, uống nước. Đến những ngày cuối đời thì người ta nói lại rằng trông Uyển Dung giống như một xác ve", hồi ký "Nửa đời trước của tôi" viết.

Trong những tháng ngày cuối cùng, Phổ Nghi đã không còn quan tâm đến sự sống chết của hoàng hậu Uyển Dung. Theo ông thì việc vợ của một vị hoàng đế lại ăn nằm với một người đàn ông khác, dù cho người đó là quyền quý hay dân đen cũng không thể tha thứ được. Hơn nữa, việc Uyển Dung nghiện thuốc phiện đã lan truyền khắp nơi đã khiến Phổ Nghi phải mất mặt.

Uyển Dung về sau cũng bị Phổ Nghi đưa vào lãnh cung và chết trong đó.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng

GD&TĐ - Chương trình Thay lời tri ân năm 2024 với chủ đề ‘Hy vọng” được truyền hình trực tiếp từ 20h10 ngày 17/11 trên kênh VTV1.