Nỗi lòng người làng nghề

GD&TĐ - Ô nhiễm làng nghề không chỉ là nỗi lo của người làng nghề mà đã trở thành vấn đề, nỗi lo của xã hội bởi những ảnh hưởng tác động của nó trở nên nguy hại ở diện rộng và với toàn xã hội. 

Nỗi lòng người làng nghề

Nếu những vấn đề về ô nhiễm làng nghề không được quan tâm, giải quyết thỏa đáng thì những hậu quả mà người làng nghề nói riêng, con người nói chung sẽ phải trả những cái giá quá đắt.

Trăn trở

Theo Sở Công thương tỉnh Nam Định, hiện nay toàn tỉnh có 131 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất đa dạng và phong phú. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 98 làng nghề trong đó có 18 làng nghề thải ra chất thải thuộc diện ô nhiễm điển hình. Các loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường bao gồm làng nghề gia công cơ khí, mạ; làng nghề dệt may, nhuộm tẩy; làng nghề mây tre đan, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.

Hiện nước thải của hoạt động sản xuất làng nghề hầu như chưa được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước mặt, đặc biệt là ô nhiễm cục bộ lưu vực sông nội đồng chảy qua làng nghề…

Chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các làng nghề cơ khí, đúc có nồng độ cao hơn so với các khu vực nông thôn khác và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Môi trường tại khu vực sản xuất ở các làng nghề cơ khí, đúc (nấu tái chế kim loại), làng nghề tái chế nhựa hiện nay bị ô nhiễm khí thải nhiều nhất so với các khu vực trên địa bàn tỉnh.

Một số khí độc hại phát sinh do đốt nhiên liệu hóa thạch và các hơi hóa chất độc hại như hơi axit, dung môi, hơi kim loại… thải vào môi trường không khí làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư khu vực lần cạnh.

Việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Phần lớn chất thải nguy hại như: dầu thải, vỏ thùng dầu, bao bì đựng hóa chất… được thu gom tái chế, tái sử dụng. Một số làng nghề thải nhiều chất thải nguy hại không được phân loại xử lý riêng mà thu gom cùng với chất thải sinh hoạt và đem chôn lấp tại bãi rác của địa phương sẽ tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, đất.

Ông Hà Văn Lâm – Phó Trưởng ban Đại diện Làng nghề gốm Bát Tràng cũng cho biết: Thời gian đầu cho tới năm 1990, làng Bát Tràng chủ yếu nung đốt sản phẩm bằng lò với tên gọi lò Bát Đàn, lò bầu, lò hộp. Những thời kỳ trên lò Bát Đàn, lò Bầu sử dụng 95% là củi, 5% là than. Với lò Hộp sử dụng 95% là than, 5% là củi.

Trong nhiều thời kỳ sử dụng các lò nung trên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường: Chất thải rắn lớn, thải khí độc hại quá mức cho phép và đặc biệt là khói bụi phải sử dụng nhiều sức lao động nặng nhọc của người lao động.

Hàng ngày chất thải của làng nghề thải ra đường làng, ngõ xóm, sông, ngòi quanh làng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng dẫn đến người dân mắ một số bệnh.

Từ năm 1991, với sự ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại từ nước ngoài cũng như trong nước thì quá trình sản xuất đã an toàn hơn cho môi trường với lượng khí thải độc và khói bụi giảm thiểu dưới mức cho phép. Giảm được 35% thời gian nung đốt và làm nguội; Giảm tới 60% sức lao động nặng nhọc khi vào ra nung đốt… Tuy nhiên vấn đề môi trường làng nghề vẫn rất được quan tâm lo lắng.

Nằm ở vùng đất bãi bên bờ sông Hồng thuộc xã An Tường – Vĩnh Tường là làng nghề Bích Chu đã tồn tại cách nay khoảng 300 năm nổi tiếng về kỹ thuật làm đồ gỗ với những nét chạm trổ, đục đẽo tinh xảo, làm ra những sản phẩm đồ gỗ dân dụng và những đồ gỗ có giá trị mỹ thuật cao. Đây có thể được coi là một làng nghề truyền thống tiêu biểu mang đậm nét đặc trưng văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên, nghệ nhân Phùng Văn Dích – Làng nghề mộc Bích Chu lại ngần ngại chia sẻ: Nếu có dịp qua làng Bích Chu thì không muốn trở lại vì ô nhiễm môi trường hiện nay rất cao. Người dân có thể mắc bệnh đau mắt hoặc bị viêm phổi. “Nói đến Bích Chu bản thân là người con của làng nghề mà nói như vậy thì không phải với con người Bích Chu nhưng đây là việc của làng tôi có thật”.

Cũng theo nghệ nhân Dích, ngoài khói bụi ra còn các hóa chất kết dính dán gỗ, gắn mộng của nghề, sơn bê u, mùi hóa chất nồng nặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân trong làng. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước cũng nghiên trọng. Rác thải từ nghề mộc với chất thải của người dân, rác th ải không biết đổ đâu thì đổ ra sông Hồng.

Hiện mùi của rác thải từ sông Hồng hôi thối nồng nặc. Tiếng máy cưa, máy bào ầm ĩ hết ngày này qua ngày khác, thêm vào đó lượng nước thải công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi lớn trong khi hệ thống cống rãnh của toàn xã mới chỉ hoàn thiện 50%, trong đó quá nửa hệ thống này đã xuống cấp nghiêm trọng vì vậy gây tình trạng nước thải bị ứ đọng, gây mùi hôi và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

Mong muốn người trong cuộc

Ý thức được vấn đề nguy hại của môi trường làng nghề đã và đang gây nguy hiểm không nhỏ tới môi trường chung, tới sức khỏe người làm nghề cũng như người dân… tuy nhiên dường như những người dân làng nghề nói chung vẫn sống trong cảnh cam chịu để tồn tại lao động sản xuất. Còn những đơn vị có chức năng thì tiếng nói lại quá yếu ớt, hành động chưa đủ sức nặng để có thể tác động làm tốt hơn cho môi trường làng nghề.

Ví như tại làng nghề La Xuyên, nghệ nhân Nguyễn Văn Đức từng nêu lên thực tế đã mong muốn: Với đặc thù của nghề chế biến gỗ nói chung và đồ gỗ mỹ nghệ nói riêng, rất cần có mặt bằng để sản xuất. Mỗi xưởng sản xuất của gia đình cũng phải từ 300 đến 500m2.

Xong thực tế làng nghề thôn La Xuyên nói riêng và các làng nghề trong xã nói chung chiếm tới 75% số gia đình có xưởng sản xuất làm chung với nơi sinh hoạt, nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và người dân nói chung…

Để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc sản xuất tới sức khỏe con người và chất lượng môi trường sống, cần phải có một số giải pháp tới người sản xuất đồng thời các cấp chính quyền và cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện cho người dân trong sản xuất để có giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Văn Ngoan, Chủ tịch Hội Chạm bạc Đồng Xâm, tỉnh Thái Bình lại tha thiết đề nghị các cấp có liên quan hãy về tham quan, khảo sát thực trạng của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm hiện nay, có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ làng nghề chạm bạc Đồng Xâm đang bế tắc vì ô nhiễm môi trường để làng nghề có thể đi lên trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững.

Có thể nói, những mong muốn của người dân làng nghề đã rất cụ thể và chính xác. Các cấp ngành liên quan cũng đã nhận thấy tác động của môi trường làng nghề mang đến cho con người. Vấn để vẫn nằm ở chỗ, cần sớm có những giải pháp đủ bền vững, những hành động kịp thời… để có thể cải tạo và gìn giữ môi trường làng nghề tốt hơn. Tránh tình trạng chạy theo khắc phục kiểu cho đủ, cho có. Và hậu quả thì con người vẫn hàng ngày phải âm thầm gánh chịu và trả giá quá đắt cho mưu sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.