Nói lắp là do thiếu máu lên não

Nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Nhi Los Angeles cho thấy nói lắp có một phần nguyên nhân bởi dòng chảy của máu lên não bị hạn chế.

Hơn 70 triệu người trên thế giới có tật nói lắp. Ảnh: NSA Chapters
Hơn 70 triệu người trên thế giới có tật nói lắp. Ảnh: NSA Chapters

Thế giới có nhiều người nổi tiếng bị mắc tật nói lắp như Vua George VI, diễn viên Emily Blunt, Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, ca sĩ Carly Simon hay nhà văn John Updike... Không thể phủ nhận nói lắp gây nhiều cản trở trong hoạt động giao tiếp hàng ngày. 

Trước đây, nguyên nhân của tật nói lắp được cho là di truyền và tác động tâm lý. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ) phát hiện ra rằng việc giảm lưu lượng máu trong khu vực thùy trán của não liên quan đến quá trình sản xuất lời nói. Tật nói lắp càng nặng thì càng có nhiều hạn chế về lưu lượng máu trong khu vực này. 

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phổ cộng hưởng từ để nhìn vào vùng não ở cả người lớn và trẻ em nói lắp. Họ tiếp cận được vùng não Broca (là vùng ngôn ngữ vận động) cũng như các mạch máu não có liên kết đặc biệt đến hoạt động ngôn ngữ.

Đánh giá lưu lượng máu trên từng khu vực như một thước đo hoạt động não, nhóm nghiên cứu thấy rằng lưu lượng máu là yếu tố gắn bó chặt chẽ với nói lắp.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc thiếu hụt lượng máu tới hệ thống truyền xung thần kinh nối liền vùng phía trước và phía sau thùy thái dương cũng làm cho tình trạng nói lắp nặng hơn.

Trên thế giới, khoảng 70 triệu người nói lắp. Nam giới có tỷ lệ mắc nhiều gấp bốn lần so với phụ nữ, và được điều trị chủ yếu bằng phương pháp trị liệu ngôn ngữ. Nghiên cứu trên đã mở ra hướng mới cho việc điều trị tật nói lắp gây phiền toái cho hàng triệu người.

Theo Zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.