Nỗi khổ của mẹ chồng thời 4.0

GD&TĐ - Mẹ chồng luôn được miêu tả là người độc đoán, thích can thiệp vào chuyện riêng của con cái... Nhưng sự thật có phải luôn như vậy?

Hiếm có cô gái nào yêu đương mà nghĩ nhiều về mẹ chồng tương lai, người cô ấy chưa từng gặp mặt. (Ảnh: ITN).
Hiếm có cô gái nào yêu đương mà nghĩ nhiều về mẹ chồng tương lai, người cô ấy chưa từng gặp mặt. (Ảnh: ITN).

Gần đây, giới nghiên cứu phát hiện một hiện tượng khá kỳ lạ về mối quan hệ mẹ chồng - con dâu. Cụ thể, khi quan hệ này xảy ra mâu thuẫn, vấn đề căn bản thường thuộc về... mẹ chồng.

Nỗi khổ của mẹ chồng thời 4.0

Một số gia đình rơi vào cảnh cãi vã liên miên, nhưng một khi mẹ chồng lánh mặt thì mọi chuyện dường như trở nên yên bình hơn.

Tại sao khi xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu thì căn bản lại là vấn đề của mẹ chồng? Bản chất của mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu là gì? Có cách nào giải quyết hay tránh né?

Xiaomei là một cô gái rất hoạt bát và hay cười khi mới vào làm việc tại NetEase - một nền tảng cung cấp dịch vụ lưu trữ thông tin.

Sau này, giống như bao cô gái khác, Xiaomei đã trải qua những cuộc hẹn hò mù quáng, yêu đương, kết hôn, sinh con và mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu bắt đầu.

Tính đến nay, Xiaomei đã làm việc ở công ty được 8 năm và con cô hiện đã 5 tuổi. Đồng nghiệp thấy rõ sự thay đổi của cô: Ngày càng ít cười và tính khí thất thường sau khi kết hôn, đặc biệt là sau khi có con.

Xiaomei từng có mối quan hệ rất hòa thuận với đồng nghiệp, họ thường đi ăn cùng nhau, nhưng giờ đây, đồng nghiệp của cô lại ngại giao tiếp với cô. Mọi người đều từng nghe cô phàn nàn về mẹ chồng và chồng.

Hầu hết trong những câu chuyện, cô đều nói xấu mẹ chồng. Do đó, mọi người đồng tình rằng chính lỗi của mẹ chồng đã khiến một cô gái thích cười, tính tình dễ chịu trở thành một cô gái đanh đá như hiện tại!

Tại sao nhiều người cho rằng đó là vấn đề của mẹ chồng? Đầu tiên, hãy nhìn vào trạng thái. Sau khi một cô gái kết hôn, sự tươi sáng trong mắt cô ấy dường như biến mất. Người ta dễ dàng nghĩ rằng trạng thái của một người thay đổi là do người khác, ví dụ như mẹ chồng và con dâu có mâu thuẫn thì đó là do mẹ chồng gây ra.

Thực tế, trong thời đại ngày nay, kênh truyền tin của người lớn tuổi còn hạn chế, dù về nhà họ kể lại cho con cháu thì giới trẻ cũng không mấy quan tâm. Trong khi đó, những lời phàn nàn của con dâu đôi khi được lan truyền trên mạng rất nhanh!

Hơn nữa, những người lớn tuổi sử dụng Internet cũng không giỏi nên họ ít có cơ hội “kể tội” con dâu. Điều này tạo cho người ta cảm giác “hầu hết vấn đề giữa mẹ chồng và con dâu đều nằm ở mẹ chồng”.

Nhưng, vấn đề mẹ chồng, con dâu có thực sự nằm ở mẹ chồng? Gốc rễ của nó ở đâu?

Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu

3. Khi me chong, con dau song chung.jpg
Khi mẹ chồng, con dâu sống chung có sự khác biệt lớn về thói quen sinh hoạt mà không muốn thay đổi, bao dung, họ thường dùng chiêu cãi vã để đạt được kết quả như mong muốn. (Ảnh: ITN).

Vấn đề giữa mẹ chồng và con dâu thực sự rất khó tránh khỏi, bởi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đằng sau. Ngày xưa, mẹ chồng thường là người nắm giữ tài chính gia đình và khắt khe với con dâu.

Dù mẹ chồng hiện tại không như vậy nhưng để thể hiện vai trò mẹ chồng, một số mẹ chồng vẫn có những yêu cầu cao với con dâu mình, điều này dẫn đến căng thẳng giữa 2 thế hệ. Do đó, đây quả thực là vấn đề của mẹ chồng.

Hiếm có cô gái nào yêu đương mà nghĩ nhiều về mẹ chồng tương lai, người cô ấy chưa từng gặp mặt. Nhưng có những mẹ chồng thực sự nghĩ đến cách đối phó với con dâu trước cả khi họ biết con dâu của mình là ai.

Trong nhiều gia đình, người ở vị trí “chủ trì” thường là bà chủ, tức là mẹ chồng. Việc có thêm con dâu đã bắt đầu làm thay đổi “hướng gió” của gia đình. Chẳng hạn, người con trai mà mẹ quan tâm nhất có thể không còn nghe lời mẹ mà nghe lời con dâu. Cảm giác chênh lệch này sẽ khiến mẹ chồng gây thêm khó khăn cho con dâu.

Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa cũng là vấn đề. Trình độ học vấn của thế hệ trẻ ngày nay nhìn chung cao hơn nhiều so với thế hệ trước. Vì sự khác biệt về văn hóa nên sẽ có sự khác biệt tương đối lớn trong cách giao tiếp cũng như thái độ đối với các vấn đề giữa mẹ chồng và con dâu.

Sự khác biệt về giá trị cũng là tác nhân châm ngòi mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Sự khác biệt về giá trị thường được phản ánh trong việc nuôi dạy con cái. Một số người già nhất quyết áp dụng cách nuôi dạy trẻ thời xưa nhưng con dâu lại cho rằng đó là phản khoa học. Sự khác biệt về giá trị dễ dẫn đến tranh cãi.

Sự khác biệt trong thói quen sinh hoạt cũng vậy. Đôi khi mẹ chồng quen sống tiết kiệm trong khi con dâu thích gì mua nấy. Mẹ chồng không muốn vứt đồ đạc đi, còn con dâu thì ghét chất đống khắp nơi trong nhà...

Khi mẹ chồng, con dâu sống chung có sự khác biệt lớn về thói quen sinh hoạt mà không muốn thay đổi, bao dung thì họ thường dùng chiêu cãi vã để đạt được kết quả như mong muốn.

Vấn đề mẹ chồng, con dâu thời nay thực ra đã tốt hơn xưa rất nhiều. Những gì chúng ta cần làm là biết mình muốn gì và sau đó giải quyết vấn đề một cách có mục tiêu. Tất nhiên, người chồng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc này.

Chỉ khi gia đình hòa thuận thì mọi chuyện mới thịnh vượng. Điều này hoàn toàn đúng với quan hệ vợ chồng cũng như mẹ chồng và con dâu.

Theo 163.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.