Nỗi ám ảnh khi quay cảnh phim dưới nước

The Guns of Navarone (1961): Lấy cảm hứng từ trận chiến Leros trong Thế chiến II, The Guns of Navarone khắc họa một đơn vị biệt kích trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phá hủy pháo đài của quân đội Đức. 

Trên phim trường, David Niven (vai Miller) gặp tai nạn sứt môi nghiêm trọng khi thực hiện cảnh quay bão biển trong bể nước lớn. Vết thương khiến nam diễn viên nhập viện vì nhiễm trùng máu. Theo đó, đoàn làm phim tạm dừng sản xuất trong một tháng. Ảnh: IEVENN.

Reap the Wild Wind (1942): Reap the Wild Wind là một bộ phim phiêu lưu năm 1942 của Mỹ, quy tụ Ray Milland, John Wayne, Paulette Goddard, Robert Preston và Susan Hayward. Phim dựa trên tác phẩm của Thelma Strabel, ra mắt năm 1940. 

Theo một nhà viết tiểu sử, nam diễn viên John Wayne bị viêm tai trong suốt phần đời còn lại sau khi quay những cảnh dưới nước trong Reap the Wild Wind. Ảnh: Island Rod.

The Abyss (1989): Nam diễn viên Ed Harris suýt chết đuối khi thực hiện cảnh quay dưới nước trong The Abyss. Nhận thấy có dấu hiệu hụt hơi, Harris lập tức hô báo hiệu yêu cầu cắt cảnh. Tuy nhiên, ê-kíp sản xuất lại tiếp tục cảnh quay cho tới khi diễn viên chính bất tỉnh. 

Dư chấn đuối nước cũng khiến Ed Harris suýt gặp tai nạn khi lái xe về nhà. Ảnh: Eighties Kid.

Hậu vụ việc, Ed Harris từng tuyên bố không bao giờ bình phẩm về The Abyss. Báo chí còn đồn rằng nam diễn viên đã đấm đạo diễn James Cameron để trả thù. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn năm 2016, Harris phát ngôn: "Tôi thích James. Anh ta thông minh và tài năng hơn người. Tôi vui vì quen biết anh ấy". Ảnh: Letterboxd.

Titanic (1997): Titanic dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic năm 1912. Việc con tàu va phải tảng băng trôi đưa bộ phim đến cao trào. Trong phân cảnh Titanic mất thăng bằng, nghiêng về một bên, hơn 80 nhân vật phụ gặp tai nạn do va chạm đồ vật. Các thương tích gồm gãy mắt cá chân, nứt xương sườn, gãy xương gò má và tổn thương lá lách. 

Nữ diễn viên Kate Winslet (vai Rose) còn bị viêm phổi vì không mặc đồ lặn bên trong váy khi quay cảnh dài dưới nước. 

Chưa hết, trong phân cảnh Jack (Leonardo DiCaprio) và Rose chạy trốn ở hành lang, áo khoác của Winslet bị mắc vào một cánh cửa, vô tình kéo nữ diễn viên chìm xuống nước, đối mặt cái chết. Ảnh: IMDb.

The Eagle (2011): The Eagle là bộ phim cổ trang, lấy bối cảnh nước Anh thời La Mã cổ đại. Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết sử thi The Eagle of the Ninth của tác giả Rosemary Sutcliff. Channing Tatum hóa thân Marcus Flavius Aquila - một chỉ huy đồn trú. 

Trên màn ảnh rộng, cảnh chiến đấu dưới nước khơi gợi nét dũng mãnh của nhân vật Marcus. Còn phía sau máy quay, ê-kíp đã phải hòa nước sôi với nước suối để diễn viên không bị cóng. 

Một nhân viên sơ suất quên mở dòng nước lạnh xuống suối đã khiến Channing Tatum bị bỏng nhiều bộ phận. Ảnh: IMDb.

Now You See Me (2013): Now You See Me thiết đãi người xem nhiều màn ảo thuật màu nhiệm. Ngoài sự trợ lực từ kỹ xảo và dựng phim, các diễn viên trong đoàn vẫn phải tự mình xông pha những phân cảnh mạo hiểm. 

Điển hình, Isla Fisher thủ vai nữ ảo thuật gia Henley. Nhân vật nữ thực hiện màn ảo thuật mở khóa còng tay rồi thoát ra khỏi bể nước. Nếu không hoàn thành trong thời gian cho phép, cô sẽ mất mạng bởi những chú cá ăn thịt người. Ảnh: Fandango.

Nhằm gia tăng kịch tính, Henley tỏ vẻ gặp trục trặc với còng tay. Khi những tích tắc cuối cùng trôi qua, bầy cá ăn thịt người đồng loạt được thả xuống chỗ Henley khiến bể nước chuyển thành màu đỏ máu. Sau đó, nữ ảo thuật gia bất ngờ xuất hiện từ khu khán giả trong sự thán phục của mọi người. 

Thực tế, Isla Fisher cận kề cái chết khi thực hiện phân cảnh. Cô dùng hết sức bình sinh để giãy giụa nhưng các nhân vật quần chúng lại nhầm tưởng Fisher đang diễn xuất. May mắn thay, một nhân viên trong đoàn nhận thấy điều khác lạ nên đã mở van bồn nước. Ảnh: SheKnows.

Theozingnews.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.