Nở rộ liveshow nhạc Việt

GD&TĐ - Thời gian qua, thị trường nhạc Việt tấp nập các liveshow lớn nhỏ. Có người ví vui rằng, những tờ rơi, băng rôn quảng bá các đêm nhạc nhiều như… cánh bướm rập rờn trên khắp phố phường. Bỏ tiền khủng làm liveshow, thế nhưng không phải liveshow nào cũng thành công về mặt doanh thu bởi chi phí cao mà vé thì không “cháy”.

Nở rộ liveshow nhạc Việt

Rộn ràng liveshow

Điểm lại hàng loạt những liveshow gần đây của làng giải trí, chỉ tính riêng trong những tháng 8 và tháng 9, người ta chỉ thấy “bạt ngàn” liveshow Bolero, nhạc trữ tình và nhạc trẻ.

Có thể kể đến liveshow khủng của những người nổi tiếng như “Love songs 2017” của Hồ Ngọc Hà với chủ đề “Cả một trời thương nhớ” diễn ra vào 22/8 tại TPHCM; liveshow “Sài Gòn Bolero & Hưng” diễn ra vào ngày 26/8 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội của Đàm Vĩnh Hưng; liveshow 55 năm hát tình ca của ca sĩ Khánh Ly đã mang đến cho khán giả một không gian âm nhạc đầy hoài niệm và giàu cảm xúc tối 29/9 tại TPHCM.

Hai năm sau liveshow quan trọng “Thập kỷ hoan ca”, Tùng Dương mới tổ chức một liveshow cá nhân ở Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô tối 23/9.

Sắp tới, nhân kỷ niệm 20 năm ca hát, ca sĩ Đăng Dương sẽ tổ chức 2 live concert có tựa đề “Mặt trời của tôi” trong hai ngày 14 và 15/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. “Mặt trời của tôi” là đêm nhạc riêng hiếm hoi được đầu tư quy củ tại Việt Nam của một ca sĩ chuyên hát nhạc thính phòng, opera.

Tiếp đó, vào tối 7/10 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), để kỉ niệm chặng đường dài ca hát cũng như tri ân những khán giả đã đồng hành cùng mình trong suốt nhiều năm qua, nam ca sĩ Quang Hà quyết định thực hiện liveshow “Trăm năm không quên”.

Dự kiến liveshow “Em 18 chưa?” của Kiều Minh Tuấn diễn ra cùng sự tham gia của dàn nghệ sĩ: NSND Ngọc Giàu, NSƯT Hoài Linh, Cát Phượng, Lê Giang, Lê Lộc, Diệu Nhi, Khả Như… sẽ diễn ra vào ngày 11/11 tại sân khấu Lan Anh (TPHCM).

Không chỉ liveshow ca nhạc nhộn nhịp mà thời gian gần đây, nghệ sỹ hài và cải lương cũng như nhiều bộ môn nghệ thuật khác cũng bắt đầu thực hiện liveshow quy mô không hề thua kém bất kỳ một ca sĩ nào. Dù còn đó rất nhiều thách thức, thế nhưng phải nói rằng các liveshow đang mang đến cho làng giải trí một diện mạo mới.

Cuộc chơi đầy thử thách

Thời buổi thị trường giải trí đang bão hòa, nhiều liveshow khủng với nhiều sao nổi tiếng nhưng vẫn thất bại về doanh thu. Điều đó cho thấy rằng, bên ngoài sự hào nhoáng của các liveshow vẫn là sự đau đầu với bài toán lỗ lãi.

Khi tổ chức một liveshow, số tiền bỏ ra là khá lớn mặc dù vé bán ra đến vài triệu đồng một vé. Với công nghệ hiện đại, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng hiện đại, kỹ xảo sân khấu hiện đại… thì số tiền phải bỏ ra tương đối lớn. Những liveshow, đêm diễn, tổ chức rầm rộ thời gian qua là nhờ có tài trợ và vé mời miễn phí. Tuy nhiên, khi thị trường ca nhạc gần như bão hòa, tìm được nhà tài trợ không hề đơn giản.

Có tiền nhưng chưa hẳn đêm diễn chất lượng. Có lẽ tổ chức liveshow là cuộc chơi đầy tốn kém nếu không có nhà tài trợ. Có ca sĩ đã từng nói, nếu bỏ tiền túi đầu tư để có những đêm diễn chất lượng, chắc chắn ca sĩ sẽ trắng tay trong thời buổi này.

Quả thật, một liveshow thuần về bán vé chứ không liên quan đến tài trợ muốn thu hồi vốn hiện nay gần như là điều bất khả kháng. Làm được điều này hiện nay may ra chỉ có vài cái tên như Mỹ Tâm, Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng…

Tình hình ế vé khiến nhiều chương trình đóng cửa là chuyện đã diễn ra. Điển hình như chuỗi chương trình âm nhạc “Ru tình”, chuyên nhạc Trịnh, ra mắt được 10 năm và rất được công chúng yêu thích cũng đóng lại. Hay như chương trình “Giữ lại hạnh phúc” của ca sĩ Thu Phương khi tổ chức ở Hà Nội bán chạy nhưng vào đến TPHCM “gãy” vì ế vé.

Có thể nói, làm liveshow là một cuộc chơi quá tốn kém nếu như người thực hiện nó không đủ tình yêu với âm nhạc. Các nghệ sĩ khi thực hiện những liveshow tiền tỷ đa phần là để kỷ niệm một hành trình đi hát và cũng để tri ân khán giả đã yêu quý mình. Kinh doanh âm nhạc thời công nghệ đang trở thành một việc khó khăn, giống như đầu tư tiền tỉ để mạo hiểm cho một cuộc chiến chưa rõ thắng thua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong chiến hào quanh khu vực làng Rabotino hồi tháng 2/2024.

Tại sao Rabotino là cái bẫy?

GD&TĐ - Rabotino đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tuyên truyền của Kiev và quân đội Ukraine đang phái thêm quân tới nhằm giành lại kiểm soát từ Nga.
Địa điểm xây dựng Paris giả (sơ đồ bên phải).

Paris giả trong Thế chiến I

GD&TĐ - Khi máy bay Đức bắt đầu tấn công Paris trong Thế chiến thứ Nhất, một kỹ sư đã nảy ra ý tưởng đánh lừa để kẻ thù thả bom ở nơi khác thay vì thủ đô.