Nỗ lực vượt khó sau sáp nhập

GD&TĐ - Chủ trương sáp nhập các trung tâm dạy nghề (TTDN), trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX), trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (TTKTTHHN) bắt đầu được các tỉnh triển khai từ đầu năm 2015. Đây được xem là một xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập sau sáp nhập .

Nỗ lực vượt khó sau sáp nhập

“Chuyển mình” sau sáp nhập

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ về Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2016 – 2020, trong suốt 10 năm qua Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nỗ lực vượt khó vươn lên dẫn đầu khối các đơn vị của địa phương và của khối GDTX, là một đơn vị thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ góp phần trong xây dựng xã hội học tập, khuyến học khuyến tài tại địa phương và của tỉnh Quảng Ninh.

Thời gian qua, Trung tâm đã củng cố, đa dạng hoá các loại hình đào tạo như: tổ chức lớp học văn hóa cho người lao động; học ngoại ngữ, tin học, thi cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.Tăng cường đội ngũ GV làm tư vấn hướng nghiệp để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học.

Phối hợp với Công ty Nhiệt điện AES Mông Dương (Nhiệt điện 2), tại xã Cộng Hòa thành phố Cẩm Phả, năm học 2016-2017, Trung tâm mở 1 lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo chương trình GDTX với 25-30 học viên.

Học viên Trung tâm GDNN-GDTX Hoành Bồ tham gia lớp học trồng nấm

Học viên Trung tâm GDNN-GDTX Hoành Bồ tham gia lớp học trồng nấm

Liên kết đào tạo với Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc tổ chức lớp Trung cấp Quản lý Tài nguyên rừng cho 30 học viên; Tổ chức đào tạo 5 lớp Sơ cấp nấu ăn với tổng 150 học viên; Liên kết đào tạo với trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng tổ chức các lớp lái xe Mô tô: với trên 1000 học viên.

Phối hợp với Công ty Nhiệt điện 1 Mông Dương mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về An toàn Lao động cho 202 công nhân vào đầu năm 2017, mở thêm 4 lớp Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông cho 140 học viên và 3 lớp Trung cấp điện Công nghiệp, điện Dân dụng với 100 HV ...

Đưa ánh sáng văn hóa lên vùng cao

Cũng là đơn vị mới với nhiều nỗ lực vượt khó sau sáp nhập, Trung tâm GDNN-GDTX Hoành Bồ (Quảng Ninh)cũng đạt được những thành quả nhất định. Về GDTX tổ chức tốt mô hình học văn hóa kết hợp học trung cấp cho học viênhọc THPT theo chương trình GDTX, mỗi năm có 171 học sinh.

Giám đốcLê Thị Hồng Lan cho biết, với 2 hình thức dạy học là tập trung và  tự học có hướng dẫn,đặc biệt là hình thức tự học có hướng dẫn (dạy cho những người vừa làm vừa học) khá phát triển. Địa điểm dạy học của hình thức này khálinh hoạt, có lúc dạy ở ngay thị trấn, hoặc có khi GV phải lên xã vùng cao cách trung tâm 40 km đường rừng để tổ chức lớp học.

Hằng năm Trung tâm có học viên giỏi đạt giải caocấp tỉnh các môn văn hóa, có tỉ lệ trên 15% học viên đỗ đại học công lập và ngoài công lập.

Để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân trên địa bàn, Trung tâm đào tạo và cấp chứng chỉtin học, ngoại ngữ (có trên 300học viên/năm), cấp chứng chỉ quản lý GDMN  cho 50 học viên, kỹ năng sống 30 học viên, sư phạm dạy nghề 30 học viên…Hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng tổ chức các các lớp tập huấn chuyên đề về pháp luật, dân số, môi trường… theo mô hình “Cần gì học nấy”.

Thành công bước đầu sau thời gian sáp nhập là một sự nỗ lực của cả đội ngũ GV và cán bộ của Trung tâmGDNN-GDTX, thế nhưng, trong thực tế, vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Còn nhiều khó khăn

Hầu hết các trung tâm GDNN-GDTX sau sáp nhập đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ GV thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo đặt ra. Mặt khác, các trung tâm còn phải cạnh tranh tuyển sinh với các cơ sở đào tạo, trường dạy nghề của tỉnh và Trung ương được đầu tư lớn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ GV. Cơ chế quản lý tại các trung tâm vẫn còn đang trùng chéo chưa rõ ràng, đồng nhất khiến nhiều cán bộ, GV không an tâm giảng dạy.

Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Phả  Nguyễn Thị Luân, cho biết: Sau khi sáp nhập, trung tâm chịu sự quản lý về chuyên môn theo ngành dọc là Sở GD&ĐT và LĐ-TB&XH nên sự chỉ đạo chưa tập trung thống nhất. Chế độ, chính sách của GV chưa đồng nhất, cán bộ, GV dạy môn văn hoá được hưởng phụ cấp đứng lớp còn cán bộ, GV dạy nghề thì không. Cùng với đó, mặc dù đã sáp nhập nhưng do điều kiện thực tế tại địa phương nên trung tâm vẫn đang hoạt động tại 2 cơ sở riêng biệt.

Trung tâmGDNN-GDTX Hoành Bồtọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
Trung tâmGDNN-GDTX Hoành Bồtọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Bà Lê Thị Hồng Lan, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Hoành Bồ (Quảng Ninh) cho biết, việc sáp nhập  trung tâm là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện chức năng GDTX, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp với nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương. Từ đó nâng cao chất lượng công tác dạy nghề và GDTX. Nhưng trên thực tế, mặc dù đã thực hiện việc sáp nhập nhưng từ Trung ương đến địa phương chưa có chính sách đồng bộ để hướng dẫn cụ thể cho Trung tâm hoạt động thống nhất. 

“Bất cập muôn thuởvẫn là thiếu GV, trung tâm có 7 môn tối thiểu nhưng chỉ có 4 GV. Về GV dạy nghề, trung tâm đăng ký 6 nghề những chỉ có 2 GV, trong khi đó, quy định của Bộ LĐTTXH một nghề có 2 GV cơ hữu. Thiếu cơ sở vật chất, sinh hoạt ghép với một trường tiểu học, các xưởng thực hành chưa có là vấn đề cấp thiết hiện nay”, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Hoành Bồ cho biết.

Để tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại, cần sự chung tay của các cấp, ngành, địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm thực hiện hiệu quả đồng thời các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

Trong sự thay đổi hướng tới cơ chế thị trường, thì hướng đi, sự lựa chọn của mỗi trung tâm là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chính trị trong công cuộc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, xóa mù chữ, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế cộng đồng cho bà con, đặc biệt là bà con sinh sống tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, làng chài, sự tồn tại và phát triển theo đúng hướng của cácTrung tâm là vấn đề cần đặt ra. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ