Nỗ lực tạo nhiều việc làm cho người lao động

GD&TĐ - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngành LĐ-TB&XH đã tập trung cho các gói an sinh xã hội, đồng thời đẩy mạnh nhiều giải pháp tư vấn, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.

Người lao động đến tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Người lao động đến tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Nơi kiến tạo những cơ hội mới

Một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả được thực hiện trong thời gian vừa qua là công tác tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động của nhiều trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước.

Đơn cử, tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, trong những tháng cao điểm phòng chống dịch bệnh, Trung tâm đã tăng cường các giải pháp thông tin về thị trường lao động, tư vấn, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Trong đó tập trung tư vấn người lao động hướng tới những cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị vẫn có nhu cầu nhân lực cao, vị trí việc làm linh hoạt,…

Nhờ bám sát chỉ đạo chuyên môn của Cục Việc làm, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, các hoạt động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người lao động và doanh nghiệp.

Chỉ tính riêng trong tháng 8 vừa qua, đã có tới 347 doanh nghiệp tham gia các phiên giao dịch việc làm, trong đó có 181 doanh nghiệp mới với hơn 4.000 chỉ tiêu tuyển dụng với mức lương tháng khởi điểm từ 7- 10 triệu đồng/người. Gần 2.000 lao động được phỏng vấn tuyển dụng, trong đó có khoảng 800 lao động trúng tuyển đi làm ngay.

Theo ghi nhận, không chỉ tại Hà Nội các Trung tâm Dịch vụ việc làm ở một số tỉnh khác như Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ,… cũng đã chủ động đẩy mạnh các giải pháp tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp cho hàng nghìn lao động tại địa phương tìm được việc làm ngay trong thời điểm khó khăn của dịch Covid-19.

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng do thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, nên các Trung tâm dịch vụ việc làm vẫn tạo được rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Hỗ trợ doannh nghiệp và người lao động

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2020 vấn đề lao động, việc làm, bao gồm: phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp, tiền lương, quan hệ lao động, ATVSLĐ và quản lý lao động nước ngoài, phát triển giáo dục nghề nghiệp,… chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 33% so với cùng kỳ năm 2019; bình quân mỗi tháng có 99.000 người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp;…

Trong bối cảnh khó khăn chung, toàn ngành đã tập trung, ưu tiên cho công tác phòng chống dịch. Đồng thời, có các giải pháp để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là các giải pháp hỗ trợ người lao động, cung ứng lao động cho doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Do thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tình hình kinh tế-xã hội nói chung đang dần ổn định trở lại, sản xuất kinh doanh được khôi phục, nhiều doanh nghiệp đăng ký mới hoặc trở lại hoạt động sau thời gian dài tạm ngừng do giãn cách xã hội.

Đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, ước tính từ tháng 5/2020 trở đi, trung bình mỗi tháng cả nước có từ 40.000-50.000 lao động bị mất việc làm quay trở lại thị trường lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.