Nỗ lực khắc phục các điểm sạt lở trên đèo Hải Vân

GD&TĐ - Các điểm sạt lở trên đèo Hải Vân đang được đơn vị thi công nỗ lực khắc phục để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện khi lưu thông qua khu vực này.

Nỗ lực khắc phục các điểm sạt lở trên đèo Hải Vân. (Ảnh: Hoàng Hải)
Nỗ lực khắc phục các điểm sạt lở trên đèo Hải Vân. (Ảnh: Hoàng Hải)

Đèo Hải Vân là một trong những đèo lớn ở Việt Nam, với chiều dài khoảng 20km, cao 500m so với mực nước biển.

Đây là khu vực cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng.

Đèo Hải Vân có chiều dài khoảng 20km, cao 500m so với mực nước biển.

Đèo Hải Vân có chiều dài khoảng 20km, cao 500m so với mực nước biển.

Đèo có vị trí chiến lực quan trọng, là nơi lưu thông của hàng trăm phương tiện mỗi ngày. Không những vậy, nơi đây còn được biết đến là cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với một bên là núi non và một bên là biển cả, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan trên cung đường này.

Cung đường của đèo Hải Vân quanh co, uốn lượn với một bên là núi và một bên là biển.

Cung đường của đèo Hải Vân quanh co, uốn lượn với một bên là núi và một bên là biển.

Trận mưa lũ vào đợt tháng 10/2023 vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số điểm trên tuyến đường đèo Hải Vân, gây ra sạt lở, ách tắc giao thông và nguy hiểm đến tính mạng cũng như tài sản của người qua lại.

Theo tìm hiểu, đèo Hải Vân hiện có 2 điểm sạt lở lớn thuộc địa phận TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đang được đơn vị thi công là Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả nỗ lực sửa chữa, khắc phục.

Điểm sạt lở trên đèo Hải Vân thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điểm sạt lở trên đèo Hải Vân thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điểm sạt lở tại Km905+600 thuộc địa quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Điểm sạt lở tại Km905+600 thuộc địa quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Theo một số công nhân chia sẻ, dự án khắc phục, sửa chữa các điểm sạt lở trên tuyến đường đèo Hải Vân bắt đầu từ 30/12/2023.

Sửa chữa, khắc phục điểm sạt lở thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sửa chữa, khắc phục điểm sạt lở thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quá trình sửa chữa sẽ huy động máy móc dọn dẹp các lớp đất đá tại các điểm sạt lở, sau đó sẽ tiến hành đan các rọ lưới thép B40, xếp thành từng tầng để tạo thành một khối lưới rộng nhằm tạo lại nền móng chống bị sạt lở do mưa lớn.

Huy động công nhân và máy móc nhanh chóng khắc phục các điểm sạt lở; đồng thời đặt các biển báo để phương tiện tham gia giao thông nhận biết.

Huy động công nhân và máy móc nhanh chóng khắc phục các điểm sạt lở; đồng thời đặt các biển báo để phương tiện tham gia giao thông nhận biết.

Tiếp theo sẽ phủ một lớp bê tông bên ngoài để gia cố chắc chắc điểm sạt lở.

Để đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại, đơn vị thi công đã lập hàng rào lưới ngăn không cho đất đá lăn từ taluy xuống đường.

Lập hàng rào lưới ngăn không cho đất đá lăn xuống đường đèo. (Ảnh: Hoàng Hải)

Lập hàng rào lưới ngăn không cho đất đá lăn xuống đường đèo. (Ảnh: Hoàng Hải)

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đặt các biển cảnh báo, đèn báo hiệu để người tham gia giao thông nhận biết, chú ý an toàn.

Hiện tại, sau gần 3 tháng sạt lở, các điểm sạt lở đang được nỗ lực khắc phục, sửa chữa, dự kiến hoàn thành trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông qua khu vực này.

Video: Nỗ lực khắc phục các điểm sạt lở trên đèo Hải Vân. (Hoàng Hải)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.