Ninh Thuận: Thêm một dự án điện mặt trời đi vào hoạt động

GD&TĐ - Ngày 24/10, Tập đoàn Hà Đô đã tổ chức Lễ Khánh thành dự án nhà máy Điện mặt trời Hà Đô Ninh Phước với công suất 50 MWp. Đây cũng là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Toàn cảnh dự án Nhà máy Điện mặt trời Hà Đô Ninh Phước. (Ảnh: Duy Quan).
Toàn cảnh dự án Nhà máy Điện mặt trời Hà Đô Ninh Phước. (Ảnh: Duy Quan).

Dự án Nhà máy Điện mặt trời Hà Đô Ninh Phước nằm trên địa bàn xã Phước Thái và Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dự án có tổng diện tích khoảng 58,7 hécta, tổng mức đầu tư 1.079 tỷ đồng.

Đây là dự án sử dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất hiện nay với hệ thống giá xoay theo công nghệ của Ideematec (Đức), được thiết kế xoay theo hướng nắng với biên độ góc thay đổi 110 độ, giúp cho các tấm pin khai thác tối đa lượng bức xạ mặt trời, mang lại sản lượng điện năng cao hơn 19.5% so với giá đỡ cố định thông thường với khả năng chống chịu được sức gió bão mạnh cấp 12.

Đồng thời hệ thống giá xoay dài, hiện đại giúp cho việc thi công bám sát và không làm thay đổi địa hình thực tế nên sẽ không phá vỡ môi trường tự nhiên. 

Nhà máy Điện mặt trời Hà Đô Ninh Phước đã chính thức phát điện và hòa lưới điện quốc gia ngày 01/9/2020, được Công ty Mua bán Điện thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam công nhận vận hành thương mại ngày 04/9/2020.

Mỗi năm dự án sẽ phát lên lưới điện quốc gia khoảng 92 triệu kWh điện và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng gần 37 tỷ đồng/năm.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cùng nhà đầu tư, nhà thầu cắt băng khánh thành dự án. (Ảnh: Duy Quan).
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cùng nhà đầu tư, nhà thầu cắt băng khánh thành dự án. (Ảnh: Duy Quan).

Tính đến thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ/Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất khoảng 2.417 MW điện mặt trời, trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã cấp Quyết định đầu tư cho 34 dự án, với tổng công suất 2.343MW, tổng vốn đầu tư hơn 62.000 tỷ đồng.

Đến nay, có 31 dự án đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất khoảng 2.123 MW, dự kiến đến tháng 11/2020 tiếp tục có 01 dự án đưa vào vận hành với  công suất 50 MWp. Qua đó nâng tổng số dự án đưa vào vận hành thương mại đến cuối năm 2020 là 32 dự án, với tổng công suất khoảng 2.163 MW (đạt 100% các dự án hoàn thành đúng tiên độ đặt ra trong năm 2020).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.