Ninh Bình tổng kết Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng lần thứ XIII (2021-2022) tỉnh Ninh Bình đã tổng kết và chỉ ra ưu, nhược điểm cuộc thi.

Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII (2021-2022) họp tổng kết.
Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII (2021-2022) họp tổng kết.

Theo đó, tổng số mô hình/sản phẩm toàn tỉnh là là 2.483, trong đó: Số mô hình/sản phẩm hoàn thiện là 1.265 mô hình/sản phẩm; số mô hình/sản phẩm chưa hoàn thiện là 1.218 mô hình/sản phẩm. Cấp Tiểu học cao nhất với 1.071 mô hình/sản phẩm, tiếp theo đến THCS với 903 mô hình/sản phẩm và THPT với 509 mô hình/sản phẩm.

Huyện Kim Sơn dẫn đầu về số lượng mô hình/sản phẩm tham gia dự thi, tiếp theo là huyện Nho Quan, Hoa Lư. Đơn vị có số lượng mô hình/sản phẩm tham gia dự thi ít nhất là huyện Yên Mô.

Kết quả cuộc thi ở cấp huyện, thành phố và các trường học: Ban Tổ chức Cuộc thi các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp nhận được 4.535 mô hình/sản phẩm, tổ chức phân loại, chấm, xếp loại các mô hình/sản phẩm tiêu biểu, trao giải cấp trường và lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ các mô hình/sản phẩm tham dự Cuộc thi cấp huyện, thành phố.

Ban Tổ chức Cuộc thi các huyện, thành phố tiếp nhận được 943 mô hình/sản phẩm tham dự Cuộc thi; thành lập Ban Giám khảo, tiến hành phân loại, chấm, xếp loại, lựa chọn các mô hình/sản phẩm tiêu biểu trao giải và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các mô hình/sản phẩm tham dự Cuộc thi cấp tỉnh.

Theo số lượng báo cáo của Ban Tổ chức, hầu hết các trường học và Ban Tổ chức Cuộc thi các huyện, thành phố đã tổ chức phân loại, chấm, xếp loại, lựa chọn các mô hình/sản phẩm tiêu biểu trao giải và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các mô hình/sản phẩm tham dự Cuộc thi tỉnh.

Số mô hình/sản phẩm ở cấp trường tăng 699 mô hình/sản phẩm (tăng 18,2%) so với Cuộc thi năm trước, nhưng số mô hình/sản phẩm tham gia cấp huyện, thành phố giảm 23 mô hình/sản phẩm (giảm 0,2%)…

Huyện Nho Quan có số lượng mô hình/sản phẩm tham dự nhiều nhất, tiếp theo là huyện Yên Khánh và thành phố Ninh Bình. Huyện Gia Viễn có số lượng mô hình/sản phẩm tham dự ít nhất và là huyện không có số lượng mô hình/sản phẩm tham gia dự thi ở cấp tiểu học.

Từ thực tế Cuộc thi, Ban tổ chức chỉ ra một số ưu điểm tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: Trong quá trình thực hiện, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số Ban Tổ chức Cuộc thi các huyện, thành phố triển khai còn chậm nên học sinh gặp khó khăn về mặt thời gian.

Một số đơn vị, nhà trường chưa quan tâm hoặc thiếu kinh nghiệm trong công tác triển khai, thiếu sự chỉ đạo sát sao, chưa hỗ trợ cùng các em trong quá trình hoàn thiện mô hình/sản phẩm cũng như hồ sơ để tham gia Cuộc thi…

Nguyên nhân bởi nhận thức của một số nhà trường, của đội ngũ giáo viên về Cuộc thi chưa cao, do đó sự vào cuộc trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Cuộc thi chưa hiệu quả, chưa tạo được môi trường thuận lợi, phong trào bền vững để thanh, thiếu niên và nhi đồng phát huy tư duy sáng tạo.

Sự đầu tư các nguồn lực cho Cuộc thi cấp huyện, các nhà trường còn khó khăn; chưa làm tốt công tác xã hội hóa để huy động nguồn lực hỗ trợ các mô hình/sản phẩm Cuộc thi.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên một số nhà trường, các thanh, thiếu niên và nhi đồng còn gặp khó khăn trong triển khai Cuộc thi…

UBND tỉnh Ninh Bình đề xuất nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý Sở GD&ĐT tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong công tác phối hợp, tổ chức triển khai Cuộc thi; có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên, đoàn viên, thanh niên và học sinh, các tổ chức đoàn, các đơn vị trường học có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai Cuộc thi...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ