Niger phớt lờ tối hậu thư, đóng cửa không phận

GD&TĐ - Chính phủ đã thực hiện cuộc đảo chính ở Niger đã đóng cửa không phận, phớt lờ tối hậu thư của các nước láng giềng được phương Tây hậu thuẫn.

Mohamed Toumba, một trong những người đã lật đổ Tổng thống Nigeria Mohamed Bazoum, phát biểu trước những người ủng hộ chính quyền cầm quyền của Niger ở Niamey, Niger, ngày 6/8. (Ảnh:AP)
Mohamed Toumba, một trong những người đã lật đổ Tổng thống Nigeria Mohamed Bazoum, phát biểu trước những người ủng hộ chính quyền cầm quyền của Niger ở Niamey, Niger, ngày 6/8. (Ảnh:AP)

Chính phủ quân sự ở Niger hứa sẽ có “một phản ứng mạnh mẽ và tức thời” đối với bất kỳ hành vi vi phạm không phận nào của mình.

Động thái trên diễn ra khi nước này chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng can thiệp quân sự sau thời hạn do Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đặt ra để phục chức cho Tổng thống Mohamed Bazoum vốn hết hạn vào 6/8.

“Đối mặt với mối đe dọa can thiệp ngày càng rõ ràng từ các nước láng giềng, không phận của Niger bị đóng cửa từ ngày 6/8… cho đến khi có thông báo mới” - chính phủ quân sự tuyên bố vào tối cùng ngày.

Tuyên bố cảnh báo rằng "bất kỳ nỗ lực nào vi phạm không phận" sẽ dẫn đến "phản ứng mạnh mẽ và tức thời", theo trích dẫn của AFP.

Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc là cơ quan nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự vào tháng trước.

Họ tuyên bố các lực lượng thù địch trong khu vực đã tiến hành “việc triển khai trước để chuẩn bị cho sự can thiệp” vào 2 quốc gia không được nêu tên ở Trung Phi.

“Bất kỳ quốc gia nào tham gia sẽ được coi là đồng tham chiến” – Hội đồng nói thêm.

ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt và đưa ra tối hậu thư một tuần cho các nhà lãnh đạo quân sự vào tuần trước. Họ đe dọa sẽ gửi quân vào Niger trừ khi Tướng Abdourahamane Tchiani và nội các tướng lĩnh của ông từ chức và phục chức cho Tổng thống Bazoum.

Tuy nhiên, thời hạn đã trôi qua mà không được chú ý tới. Mặc dù trong một cuộc họp vào 4/8, quân đội của một số thành viên ECOWAS đã nhất trí về kế hoạch can thiệp quân sự tiềm năng, khối này cần “thêm thời gian” để chuẩn bị, theo Wall Street Journal.

“Hiện tại, chúng tôi cần xây dựng sức mạnh cho các đơn vị của mình trước khi tham gia vào một hành động quân sự như vậy” - chỉ huy cấp cao của một trong các quốc gia ECOWAS nói với Wall Street Journal.

Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính nhận được sự ủng hộ đáng kể của công chúng và được hậu thuẫn bởi chính phủ Mali và Burkina Faso - cả 2 đều nắm quyền trong làn sóng bất ổn chống Pháp gần đây.

Cả 2 quốc gia trên đã hứa sẽ coi bất kỳ cuộc xâm lược nào của ECOWAS là một lời tuyên chiến chống lại họ. Chính quyền quân sự Niger được cho là đã yêu cầu công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga hỗ trợ, nhưng cả Điện Kremlin và Wagner đều không bình luận về những tuyên bố này.

Trong khi chờ đợi, ông Bazoum đã kêu gọi sự can thiệp của phương Tây.

Mỹ và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger sau cuộc đảo chính. Pháp đã tuyên bố ủng hộ các nỗ lực của ECOWAS nhằm đưa ông Bazoum - một đồng minh của Paris - trở lại nắm quyền. Tuy nhiên, chính phủ Pháp chưa nêu rõ ràng liệu họ có ủng hộ can thiệp quân sự trực tiếp hay không.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.