Đánh giá nguy cơ các nước ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger

GD&TĐ - Hãng tin Izvestia đã có cuộc phỏng vấn với một vài chuyên gia về khả năng các nước can thiệp quân sự vào Niger.

(Ảnh: Reuters).
(Ảnh: Reuters).

Các nước thuộc Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), đã tuyên bố sẽ sử dụng lực lượng quân sự để khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, họ không có khả năng thực hiện điều này.

Ông Nikita Panin tại Viện Nghiên cứu Châu Phi thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, theo nhiều cách, những tuyên bố như vậy có thể được coi là hành vi phá hoại.

Theo ông, chính Senegal, để tham gia vào một hoạt động quân sự như vậy, sẽ phải vượt qua rào cản mà Guinea tạo ra - nơi quân đội cũng cai trị sau khi lên nắm quyền bằng đảo chính.

Các quốc gia khác cũng có vấn đề. Do đó, toàn bộ hoạt động này có thể bị ràng buộc với Nigeria, quốc gia không nhúng tay vào tham vọng củng cố vị thế lãnh đạo khu vực.

Chuyên gia này nhấn mạnh, một hoạt động như vậy cần có quyết định tương ứng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Ngoài ra, kinh nghiệm lịch sử cho thấy những cuộc xung đột như vậy ở châu Phi chắc chắn sẽ dẫn đến một thảm họa nhân đạo.

Các nước châu Phi sẽ cố gắng tránh sự phát triển của các sự kiện như vậy, Alexander Danevich, một người theo chủ nghĩa châu Phi, cho hay.

"Mọi người ở Châu Phi đều biết những quyết định như vậy dẫn đến điều gì - đây là những xung đột lâu dài, một số lượng lớn người sẽ thương vong và dẫn đến thảm họa nhân đạo" – ông cho biết.

Ngày 26/7, một cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra ở Niger, các thành viên của lực lượng bảo vệ tổng thống đã bắt giữ lãnh đạo đất nước, Mohamed Bazoum, cách chức ông và thành lập chính quyền của mình với cái tên Hội đồng Cứu quốc Tổ quốc.

Chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng thống, Tướng Abdurahman Tchiani, được tuyên bố là nhà lãnh đạo của Niger.

Ngày 30/7, ECOWAS đã triệu tập một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp, tuyên bố họ sẽ sử dụng vũ lực quân sự nếu quân nổi dậy không khôi phục trật tự hiến pháp và trả tự do cho Tổng thống Bazoum trong vòng một tuần.

Các nhà lãnh đạo của các nước láng giềng - Mali và Burkina Faso, những quốc gia trước đây cũng từng xảy ra các cuộc đảo chính quân sự - nói rằng sự can thiệp quân sự vào Niger sẽ bị các quốc gia này coi là lời tuyên chiến với họ.

Ngoài ra, cộng đồng trên đã áp dụng một số biện pháp trừng phạt đối với Niger: đóng cửa biên giới trên bộ và trên không, tài sản của Niger trong ngân hàng của hiệp hội bị đóng băng.

Nigeria, quốc gia cung cấp tới 70% công suất tiêu thụ cho Niger, cũng đã ngừng xuất khẩu điện.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ