Không chỉ thế, những tên trộm trang sức còn được xây dựng như những nhân vật lãng mạn trong tiểu thuyết. Từ A.J. Raffles, một quý ông Edwardian kiêm kẻ bẻ khóa nghiệp dư trong tiểu thuyết của E.W. Hornung tới tác phẩm kinh điển To Catch a Thief của Alfred Hitchcock, với Cary Grant là tên trộm ma quỷ điển trai. Những kẻ trộm đồ trang sức luôn chiếm được trí tưởng tượng của chúng ta.
Đổi chocolate lấy…kim cương
Quận Antwerp ở Bỉ là thành thủ đô kim cương của thế giới từ thế kỷ 15. Hầu hết các viên kim cương thô và khoảng một nửa kim cương cắt trên thế giới được giao dịch qua Antwerp. Khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt bởi cảnh sát vũ trang và camera giám sát an ninh. Nơi đây chứa kho tiền của ngân hàng với một số thiết bị an ninh tinh vi nhất mà người ta biết đến.
Nhưng an ninh nghiêm ngặt không có nghĩa là sẽ đánh bại được sự quyến rũ không thể cưỡng lại kho châu báu ở đây đối với một tên trộm đã trở thành huyền thoại. Đặc biệt, một khối lượng kim cương vô giá đã bị đánh cắp nhờ… chocolate. Carlos Hector Flomenbaum (không phải tên thật) đã mở một tài khoản tại ngân hàng Amro, và trong một năm, người đàn ông này luôn thể hiện mình như một quý ông hoàn hảo.
Lần nào đến ngân hàng gửi tiền vào két an toàn, Flomenbaum cũng mang chocolate cho nhân viên ngân hàng. Flomenbaum gửi tiền thường xuyên đến mức cuối cùng ông ta đã được đưa ra một chìa khóa hầm để có thể vào tiếp cận chiếc két bất kỳ lúc nào.
Trong một ngày cuối tuần vào tháng 3/2007, Flomenbaum đã mở liền năm chiếc két gửi tiền an toàn. Tên trộm siêu việt đã đánh cắp ước tính khoảng 21 triệu euro kim cương. Mặc dù những nhân viên ngân hàng thường xuyên được Flomenbaum “nhờ vả” và tặng chocolate đã miêu tả người đàn ông này để các họa sĩ tổng hợp chân dung phục vụ điều tra, nhưng siêu trộm này chưa bao giờ bị bắt.
Viên kim cương xanh huyền thoại
Còn được gọi là viên kim cương Hy vọng, viên kim cương xanh thẫm huyền thoại này được trưng bày thường trực tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia ở Washington, DC. Lịch sử của viên kim cương xanh thẫm 112 carat này là lịch sử của hành vi trộm cắp đồ trang sức. Nó từng bị đánh cắp trong cuộc Cách mạng Pháp. Nhiều nghiên cứu cho rằng, viên kim cương này thoạt đầu đã bị đánh cắp từ một ngôi đền bí mật và được dùng làm con ngươi trong bức tượng của một vị thần Hindu. Một số người cho rằng, nó có thể đã được khai thác vào thế kỷ 17 ở Ấn Độ theo yêu cầu của một nhân vật bí ẩn nào đó.
Viên kim cương được truyền lại qua nhiều đời trong hoàng gia Pháp và cuối cùng được sở hữu bởi hoàng hậu Marie Antoinette. Ngày 11/9/1792, một đám đông quần chúng cách mạng và cả kẻ trộm đã đánh cắp đồ trang sức vương miện, bao gồm cả viên kim cương màu xanh Hy vọng của Pháp.
Kể từ đó, người ta không còn thấy lại viên kim cương huyền thoại này. Tuy nhiên, vào năm 1812, một viên kim cương nhỏ hơn, tương tự đã được bán cho một chủ ngân hàng người Anh tên là Henry Philip Hope. Viên kim cương được liệt kê trong bộ sưu tập của anh ta không có nguồn gốc – một điều quá bất thường đối với một viên kim cương có giá trị như vậy.
Các nhà khoa học đã kiểm tra Hope Diamond và bị thuyết phục rằng nó đã bị cắt từ viên Hy vọng màu xanh của Pháp. Nhưng danh tính của tên trộm đã lấy viên kim cương chưa bao giờ được phát hiện. (Còn tiếp)