Những việc người cao tuổi nên làm để bảo vệ sức khỏe mùa giá rét

GD&TĐ - Giữ ấm cơ thể, ăn đủ chất, tập luyện thể thao đều đặn là những điều quan trọng hàng đầu được các bác sĩ khuyên cần chú ý thực hiện để đảm bảo sức khoẻ cho người cao tuổi trong mùa đông lạnh giá này.

Những việc người cao tuổi nên làm để bảo vệ sức khỏe mùa giá rét

Các bác sĩ nhận định, không khí lạnh là một yếu tố tác động không tốt với đường hô hấp. Đó cũng chính là lí do, vào mùa lạnh, thường bùng phát các bệnh hô hấp mạn tính ở người già. Điều này còn chưa kể môi trường ẩm thấp tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh, dễ tấn công người cao tuổi.

Những yếu tố nêu trên cũng là nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổi phải nhập viện vì các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch, đột quỵ,...

Do đó, để tránh nguy cơ mắc các bệnh trên, dù ở nhà hay ra ngoài, người cao tuổi đều cần mặc đủ ấm, dùng khăn len che mũi, miệng để tránh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Trong môi trường nhà ở, phòng ở phải thông thoáng nhưng ấm, không có gió lùa; các cửa ra vào, cửa sổ phải có rèm hoặc kính che gió nếu phải mở ra đóng vào nhiều.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, tốt nhất, nếu không có việc cần thiết, người cao tuổi nên hạn chế đi ra ngoài trời lạnh.

Các bác sĩ khuyên, nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh.
Các bác sĩ khuyên, nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh.

Trường hợp, người cao tuổi nếu phải tiểu đêm cần phải mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ thấp sau đó mới ra. Điều này cũng được các bác sĩ khuyên thực hiện tương tự nếu dậy sớm tập thể dục. Bởi việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh sẽ khiến xảy ra các biến chứng nguy hiểm như tái biến, nhồi máu cơ tim…

Ở người cao tuổi khối cơ giảm xuống dần theo tuổi, những cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan, thận… sẽ ít được bảo vệ, các mạch máu lớn sẽ tiếp xúc nhiều với không khí lạnh và nhiệt độ sẽ bị mất làm cho thân nhiệt bị giảm.

Do ăn uống kém không bù đủ lượng tiêu hao, khiến lớp mỡ dưới da giảm nhiều, trong khi đó, mỡ lại là bộ phận đóng vai trò quan trọng như là lớp “cách nhiệt”, giữ ấm của cơ thể.

Việc mỡ giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, giảm hoặc mất tác dụng khả năng chống trọi với nhiệt độ bên ngoài. Cùng với đó, số lượng mạch máu bị giảm, khối cơ và sự dãn nở nên da người già thường lạnh hơn người trẻ vào mùa đông.

Theo các chuyên gia y tế, mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calorie nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường.
Theo các chuyên gia y tế, mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calorie nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường.

Do đó, để bảo vệ cơ thể trong mùa đông, nguời già cần đặc biệt chú trọng việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, nâng cao về chất. Đối với người cao tuổi, việc ăn đủ các thực phẩm giàu chất bột đường, chất đạm, đặc biệt là chất béo giúp cơ thể sinh năng lượng chống rét.

Người cao tuổi cần chú ý, nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ. Vào các bữa ăn buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu năng lượng. Còn bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kết hợp một theo chút hoa quả.

Người già cũng cần lưu ý, để không mất ngủ, tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối. Tuyệt đối không dùng rượu để làm ấm cơ thể vì sẽ gây dãn mạch, khi tiếp xúc với trời lạnh rất nguy hiểm.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất cũng cần quan trọng yếu tố thể dục thể thao. Bởi điều này giúp người cao tuổi giữ được khối lượng cơ, khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, tăng cường hoạt động hệ tim mạch, hô hấp, giảm đường huyết cũng như mỡ máu.

Người cao tuổi nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức, đặc biệt chú ý không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.
Người cao tuổi nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức, đặc biệt chú ý không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ lưu ý, người cao tuổi nên tập thể dục ở chỗ kín gió, ấm áp, hoặc tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Và đặc biệt, khi thể thao, người cao tuổi hãy nhớ luôn khởi động kỹ cho người ấm lên mới bỏ áo ngoài và tập luyện, chỉ nên tập luyện vừa sức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...