Anh phải gửi lực lượng đặc nhiệm đến để đối phó với không quân của Argentina trên Falkland. Để “hạ gục” không quân Argentina, Anh nhận định việc phá hủy đường bay của Argentina tại cảng Stanley là rất cấp bách.
Thêm vào đó, các trạm radar của Argentina cũng phải bị vô hiệu hóa, để máy bay Anh có thể tiếp cận mục tiêu mà không bị phát hiện từ trước.
Nhiệm vụ đặc biệt này phải được tiến hành một cách hoàn toàn bí mật, và từ một lãnh thổ thân thiện với Anh. Các chỉ huy quân sự Anh quyết định đặt căn cứ của cuộc tấn công tại một hòn đảo nhỏ ở Atlantic, được gọi là đảo Ascension.
Khoảng cách từ hòn đảo này tới Falkland chẳng gần chút nào: Gần 6.100 km (3.800 dặm). Việc bố trí máy bay ném bom cất cánh từ khoảng cách lớn thế này chưa bao giờ xảy ra.
Máy bay được lựa chọn để thực thi nhiệm vụ là những chiếc máy bay ném bom cánh tam giác, tốc độ hạ âm, có tên là Avro Vulcan - biểu tượng của thế hệ máy bay phản lực ném bom của Anh thời kỳ hậu Thế chiến II.
Những chiếc Vulcan cũng là một phần trong lực lượng ném bom V Không quân Hoàng gia Anh, có vai trò răn đe hạt nhân chống Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Chiến dịch phá hủy đường bay Stanley và hai trạm radar ở Falkland được đặt tên là Chiến dịch Black Buck. Mỗi lần cất cánh thực hiện nhiệm vụ và bay về căn cứ, chiếc phi cơ phải bay qua quãng đường 13.000 km, một khoảng cách bay lớn nhất trong lịch sử loài người.
Có 5 chiếc Vulcan đã được lựa chọn sử dụng và thay đổi thiết kế cho phù hợp nhiệm vụ, bao gồm sửa đổi khoang chứa bom, lắp đặt lại hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, cải tiến hệ thống điện tử, lắp đặt thiết bị và tên lửa chống radar…
Những chiếc Vulcan tham gia chiến dịch Black Buck sẽ được tiếp nhiên liệu nhiều lần trong chuyến bay dài tới Falkland và quay trở lại. Máy bay tiếp nhiên liệu là chiếc Victor Tanker của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh.
Theo kế hoạch, có 3 phi vụ sẽ được tiến hành nhằm vào đường băng tại Stanley; hai để tấn công các trạm Argentina bằng tên lửa, ngoài ra còn hai phi vụ khác sau này đã bị huỷ bỏ.
Ngày 30/4/1982, những chiếc Vulcan cất cánh từ căn cứ, mỗi chiếc chứa 21 quả bom 1.000 bảng. Chuyến bay tới Falkland mất 8 giờ, và những chiếc Vulcan được hộ tống bởi 11 chiếc máy bay tiếp
nhiên liệu Victor Tanker.
Một chiếc Vulcan gặp trục trặc kỹ thuật và phải quay trở lại căn cứ. Một chiếc Victor bơm đầy nhiên liệu vào chiếc Vulcan bị trục trặc, để nó có thể bay khoảng 400 dặm nữa tới đảo Ascension, nơi một chiếc Victor khác chở đầy nhiên liệu sẽ bay tới để tiếp sức cho nó.
Ở khoảng cách cách Stanley 500 km, chiếc Vulcan buộc phải bay ở độ cao thấp hơn 100m so với mặt biển để tránh bị phát hiện. Ở khoảng cách 40 km, nó lại phải đạt độ cao hơn 3.000ft (khoảng 1 km) để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Cách Stanley 10 km, chiếc Vulcan bị radar phát hiện, tuy nhiên, nhờ một thiết bị đặc biệt của Mỹ được lắp trên chiếc Vulcan, radar của Argentina nhanh chóng bị mất dấu chiếc máy bay ném bom này. Tới sân bay, 21 trái bom mà Vulcan mang theo được thả xuống theo đường chéo.
Đường bay hoàn toàn bị phá hủy. Argentina bị sốc. Nếu người Anh có thể tấn công Falkland, thì chẳng điều gì có thể ngăn cản họ tấn công Argentina. Argentina buộc phải đầu hàng. Chiến dịch Black Buck hoàn toàn thắng lợi.