Những tình khúc bất hủ đi cùng năm tháng của nhạc sĩ Phú Quang

GD&TĐ - Nhạc sĩ Phú Quang qua đời sau thời gian điều trị bệnh tại bệnh viện Việt Xô. Ông hưởng thọ 72 tuổi.

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời.
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời.

Vào hồi 8h45 phút ngày 8/12, nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời ở tuổi 72 tại Bệnh viện Việt Xô sau gần 2 năm điều trị bệnh.

Được biết nhạc sĩ Phú Quang đã bị tiểu đường 30 năm nay. Những năm gần đây, sức khỏe của nam nhạc sĩ yếu hơn trước nhưng ông vẫn miệt mài làm việc, vẫn tổ chức live show.

Ông là nhạc sĩ nổi tiếng với những bản tình ca, những ca khúc trữ tình viết về Hà Nội. Những ca khúc của ông là nỗi niềm, là sự day dứt, là tình yêu khôn nguôi với mảnh đất của tinh hoa văn hóa Việt Nam.

Dưới đây sẽ là những tình khúc bất hủ đi cùng năm tháng của nhạc sĩ Phú Quang nhằm giúp người yêu nhạc gợi nhớ về một thời đã qua cũng như tài năng của ông.

Biển nỗi nhớ và em

Bằng những ca từ nhẹ nhàng, êm dịu nhạc sĩ Phú Quang đã viết nên một bản tình ca dạt dào nhưng lại rất mạnh mẽ như những đợt sóng biển. Ca khúc của Phú Quang khiến người nghe như say, như “lịm” đi vì dòng chảy của những lời ru tình.

Nhạc phẩm của Phú Quang càng trở nên da diết hơn cùng những nốt thăng, nốt trầm. Đây là một trong những bài tình ca hay nhất của Phú Quang về tình yêu.

Em ơi Hà Nội phố

Nhắc đến Hà Nội không thể không nghe nhạc của Phú Quang. Nhạc phẩm mà ông sáng tác về Hà Nội là một tình yêu không thể lý giải bằng lời, ông có một tình yêu kỳ lạ với Hà Nội. Hà Nội không chỉ là quê hương ông mà còn là nơi ông gửi gắm vào đó tất cả tuổi trẻ, tình yêu, hy vọng của mình. Em ơi Hà Nội phố là một ca khúc như vậy.

Những lời ca không bi ai mà là sự tiếc nuối, day dứt khôn nguôi về Hà Nội. Và Hà Nội hiện ra trong nhạc của Phú Quang như một bức tranh kể về một miền ký ức xa xôi, mang màu xanh xám, lãng đãng và tiêu sơ, không ồn ào, không rực rỡ sắc màu. “Bức tranh” đó còn khiến Hà Nội đẹp đến nao lòng với không gian u tịch, cổ kính mà da diết với nóc cũ rêu phong, với mái ngói xô nghiêng, với cây bàng mùa đông xơ xác…

Đâu phải bởi mùa thu

Ca khúc được nhạc sĩ sáng tác năm 1976, viết cho người tình đầu tiên ở Sài Gòn, đã vượt biên năm 1977. Nếu như với nhà thơ Giáng Vân, bài thơ kể về tâm trạng một người vợ ở hậu phương khắc khoải về người chồng nơi biên cương thì câu chuyện của nhạc sĩ Phú Quang lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Thông điệp mà Phú Quang tự gửi tới mình và cả những ai đang yêu, đã yêu và chia ly qua “Đâu phải bởi mùa thu” là: “Đừng nghĩ chia li là do lỗi của một người. Tình yêu có lý lẽ riêng của nó. Có thể lỗi ở cả hai người, cũng có thể không bởi tại ai mà chỉ do hoàn cảnh, số phận xô đẩy. Đừng buồn bã, giày vò nhau vì những chia xa…”

Ca từ lúc trầm lúc bổng, lúc ngân lên tha thiết như chính lời ru buồn của những người đã say vì tình yêu.

Mơ về nơi xa lắm

Hà Nội lại một lần nữa hiện hữu trong âm nhạc của Phú Quang. Nhưng Hà Nội lần này không có màu xanh xám như Em ơi Hà Nội phố mà lại hư hư thực thực, mờ mờ ảo ảo trong giấc mơ.

Hà Nội trong Mơ về về nơi xa lắm có nắng, có gió heo may khiến người nghe thẫn thờ, mong nhớ về những kỷ niệm đã qua. Hà Nội không chỉ có cảnh mà còn có tình, những câu chuyện tình dang dở càng khiến cho Hà Nội hiện lên day dứt hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.