Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành “độc dược” trong các trường hợp sau

GD&TĐ - Các loại thực phẩm sau đây tuy bổ dưỡng nhưng nếu chế biến khi chúng đã hỏng hoặc bảo quản không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, hãy chú ý bạn nhé!    

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành “độc dược” trong các trường hợp sau

Dưa muối chưa chín

Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại rất nghiêm trọng. Trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, làm hàm lượng nitrit tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Dưa ở giai đoạn này có vị cay, hăng, hơi đắng vì dưa muối chưa chín. Dưa chứa nhiều nitrat, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Măng

Xyanua là chất gây độc trong măng. Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại.

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.

Khoai mì (sắn)

Trong khoai mì cũng có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc.

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay hơi đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

Khoai tây mọc mầm

Nếu để lâu, khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solanine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm, bạn có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu...

Đậu phộng mốc

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Đậu phộng tươi là thực phẩm rất quen thuộc với nhiều người, nhưng nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., đậu phộng rất dễ bị mốc. Nấm mốc trên đậu phộng rất độc,nếu ăn phải chúng ta sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Phòng tránh bằng cách phơi khô, bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc; không ăn những hạt đã bị mốc, thâm đen hoặc những hạt bất thường

Gừng để lâu

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày sẽ bị mềm, tóp đi, hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì rất không nên vì trong quá trình giập nát, hư hỏng, bên trong củ gừng đã xuất hiện một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Cà chua xanh

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Cà chua xanh có chứa chất độc solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng sẽ có cảm giác đắng chát và có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm hơn.

Củ cải trắng

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Ngay cả loại thực phẩm quen thuộc như củ cải trắng cũng có thể chứa độc tố. Độc tố trong củ cải trắng là furocoumarins và chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ cải để tránh ngộ độc. Khi được nấu chín củ cải cũng sẽ hết độc.

Bắp cải thối

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Trong bắp cải thối có chứa nitrit, chất này liên quan đến sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, gây ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… Nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cấp cứu có thể đe dọa tính mạng.

Trứng gà sống

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

Nấm mèo tươi

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Nấm mèo tươi chứa chất porphyrin rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bạn ăn nấm mèo tươi và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da bạn sẽ rất dễ bị viêm, ngứa, phù thủng, đau nhức. Có người bị phù nề thanh quản dẫn đến tình trạng khó thở. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn nấm mèo khô, ngâm trong nước rồi qua chế biến thì mới an toàn.

Đậu xanh nấu chưa chín

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Đậu xanh có chứa saponin, lectin và saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải phóng các tế bào máu. Trong đậu xanh cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào màu đỏ gây ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín, chúng ta sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Trà mốc

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Nếu phát hiện trà bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus và khi ấy đừng tiếc của, mang bỏ ngay đi vì nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Rau cải nấu chín để qua đêm

Những thực phẩm quen thuộc nhưng có thể trở thành

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu nấu chín và để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat sẽ chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, nitrit có khả năng gây ung thư đường ruột khá cao.

Các loại thực phẩm trên tuy bổ dưỡng nhưng nếu chế biến khi chúng đã hỏng hoặc bảo quản không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy lưu ý những mẹo trên để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Theo thethaovanhoa.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.