Theo báo Infonet, thịt lợn có hai loại: Thịt nạc và thịt mỡ. Trong đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc. Ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.
Đặc tính của thịt lợn là mô xơ của thịt lợn mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.
Dù thịt lợn là món ăn phổ biến nhất trong bữa ăn thường ngày của mỗi gia đình. Từ thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhưng cần hết sức lưu ý, tránh kết hợp thịt lợn với những thực phẩm sau:
Thịt lợn với tôm, ốc
Thịt lợn kết hợp với tôm có thể gây khó tiêu. Ảnh minh họa
Các Y văn cho rằng, không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ, ô mai tương kỵ theo ngũ hành. Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Thịt lợn với lá mơ
Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Thịt bò
Theo báo Gia đình & Xã hội, dù cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.
Thịt lợn và rau thơm
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Gan dê
Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. Chính vì thế, không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.
Thịt lợn và đậu tương
Thịt lợn kết hợp với đậu tương cũng sẽ làm giảm dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho.
Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Do đó, để tránh nguy hại cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo cần thận trọng khi mua thịt lợn. Nên kiểm tra kỹ thịt tránh có những trường hợp bị lợn gạo lẫn trứng trùng của các con sán.
Mua phải lợn gạo thì không nên ăn thịt vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên cần chọn thịt còn tươi. Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm.
Thịt săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt. Dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.