Những thiệt thòi trẻ đẻ mổ phải chịu

Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1, bệnh hen suyễn cao hơn nhưng em bé sinh thường.

Những thiệt thòi trẻ đẻ mổ phải chịu

Trong vài thập kỷ trở lại đây tỷ lệ đẻ mổ đang không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê mới được công bố thì cứ 4 mẹ bầu có 1 mẹ đẻ mổ. Bên cạnh lý do y tế thì phần lớn số người chọn đẻ mổ là theo yêu cầu. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn đẻ mổ hay đẻ thường, mẹ nên tham khảo và cần biết những nguy cơ mà mẹ và em bé có thể phải đối mặt khi chào đời bằng phương pháp sinh mổ.

Mổ lấy thai là một ca phẫu thuật lớn được thực hiện bằng cách phẫu thuật vùng bụng, tử cung của bà bầu để đưa em bé ra. Phương pháp này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ với người mẹ như mất máu, nhiễm trùng vết mổ, vỡ tử cung ở những lần mang thai sau… Bên cạnh đó em bé được sinh ra bằng phương pháp này cũng chịu những thiệt thòi dễ thấy như:

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Trẻ được sinh bằng phương pháp mổ lấy thai có thể gặp một số rắc rối trong vấn đề về thở sau sinh do phổi không được co bóp mạnh để đẩy hết dịch ối ra ngoài. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những em bé sinh mổ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn và các vấn đề dị ứng sau này.

Việc không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở ống sinh đã cản trở sự phát triển của hệ thống miễn dịch, đây chính là nguyên nhân gây ra chứng hen suyễn và các bệnh dị ứng khác.

Những thiệt thòi trẻ đẻ mổ phải chịu - 1

Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1, bệnh hen suyễn cao hơn nhưng em bé sinh thường. (ảnh minh họa)

Nguy cơ béo phì

Rất nhiều nghiêm cứu cũng đã chỉ ra rằng những em bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ dễ có nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn. Theo kết quả một nghiên cứu gần đâu, những đứa trẻ đẻ mổ thường có chỉ số khối cơ thể tương đối cao so với các bé được sinh qua đường âm đạo.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua các vấn đề liên quan như dân tộc, giới tính, cân nặng khi sin hem bé, tuổi của người mẹ, việc cho con bú, việc sử dụng thuốc kháng sinh khi mang thai và các phương pháp sinh ở đã nhận thấy, trẻ sinh mổ làm tăng nguy cơ béo phì lên đến 46%.

Bệnh tiểu đường loại 1

Ngoài 2 vấn đề về sức khỏe trên, trẻ sinh mổ còn có nguy cơ đối mặt với một bệnh mãn tính nữa là bệnh tiểu đường loại 1 (bệnh tiểu đường vị thành niên) khi bé lớn lên sau này. Kết quả nghiên cứu tại Đại học Rovira University (Tây Ban Nha) cho hay, con số này là 20%.

Nguyên nhân được cho là do trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn các tế bào beta sản xuất insulin hoạt động kém. Sự mất cân bằng insulin dẫn đến mức đường glucose trong máu không ổn định và gây ra bệnh tiểu đường mãn tính ở trẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sinh mổ với lý do y tế nhằm ngăn ngừa tử vong và thương tổn cho cả mẹ lẫn con chỉ cần thiết với tỷ lệ không quá 15%. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ ở nhiều nước cao hơn mức khuyến cáo này, thậm chí tại Brazil chiếm tới 51%.

Theo Khám Phá/eva

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.