Những tên có nết ăn xấu “hết hồn” trong thế giới tự nhiên

Đặc điểm chung của những loài vật này là chúng có thể nuốt chửng bất cứ loại thức ăn nào , bất kể là to hay nhỏ. 

Những tên có nết ăn xấu “hết hồn” trong thế giới tự nhiên

Trong tự nhiên, việc động vật ăn thịt lẫn nhau là không thể tránh khỏi, đấy là quy luật để có thể cân bằng hệ sinh thái. Trăn, cá mập thảm, cá biển đen... là những "nhân vật" có thể "xơi tái" bất cứ con mồi nào mà không cần quan tâm kích thước chúng có to hơn mình hay không. Các loài vật này được mệnh danh là những tên "phàm ăn" nhất thế giới tự nhiên. 

Hãy cùng điểm qua danh sách những tên "phàm ăn" này nhé.

Trăn

Trong họ hàng nhà rắn, trăn được cho là loài có kích thước lớn nhất, trên thế giới có nhiều loài trăn khác nhau, loài nhỏ bé nhất vào khoảng 2 – 3 mét, loài to nhất có thể dài đến 15 mét, nặng gần nửa tấn. Trăn dùng cơ thể mình cuốn con mồi đến chết và dùng khả năng đặc biệt, nuốt chửng “mồi ngon”.

Thân hình to lớn của một chú trăn. (Ảnh: Internet)

Với khả năng có thể tháo khớp xương hàm, trăn có thể nuốt những loài vật to lớn. (Ảnh: Internet)

Trăn có cấu tạo bộ hàm vô cùng đặc biệt, răng cong vào phía trong và xương hàm mở rộng nên chúng có thể nuốt những con mồi có kích thước lớn. Đôi khi, nếu gặp con mồi to lớn, trăn có thể tự tháo khớp hàm ra để mở rộng miệng như một cái ống to gấp nhiều lần cơ thể chúng. Với “năng khiếu” đặc biệt này, trăn có thể nuốt những con mồi như trâu, lợn rừng, hươu… mà không bị nghẹn.

Chú trăn sau khi nuốt xong một con mồi. (Ảnh: Internet)

Ếch châu Phi

Ếch là loài động vật thuộc lớp lưỡng cư, chúng sinh sống ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới, hình dáng và kích thước rất đa dạng.

Một chú ếch đang "xơi tái" con mồi. (Ảnh: Internet)

Để duy trì sự sống, ếch có thể ăn bất cứ thức ăn gì mà chúng tìm thấy, tùy thuộc vào sức mạnh và khả năng tiêu hóa của chúng. Thức ăn của ếch thường là các loại chuồn chuồn, châu chấu, ruồi. Với loài ếch châu Phi có kích thước bằng cả bàn chân người, thức ăn đôi khi là những con mồi lớn như chim, chuột và cả đồng loại của chúng.

Chú chuột đang bị một chú ếch nuốt trọn. (Ảnh: Internet)

Ếch không có răng nhưng được bù đắp chiếc lưỡi linh hoạt, có thể bắt lấy con mồi chỉ trong một cú “chớp mắt” và cũng vì thế, khi bắt được con mồi ếch thường “nuốt trọng” để tiêu hóa dần trong dạ dày.  

Chim bồ nông

Đây là loài chim từng xuất hiện trong thần thoại của Kito giáo với chiếc mỏ dài nổi bật, chim bồ nông được xem như hình ảnh quen thuộc trên mặt biển. Phần lớn loài chim này thường sống ở vùng nhiệt đới, quanh bờ biển và khu vực sông hồ.

Chim bồ đông có cấu tạo phẩn mỏ khá đặc biệt, giúp cho chúng khống chế con mồi hoàn toàn dễ dàng. (Ảnh: Internet)

Bồ nông có thể ăn mọi thứ bất kể mọi thứ, từ tôm, cua, cá, nòng nọc hay cả rùa, đặc biệt, bồ nông đực có thể giam cầm cả một chú chim bồ câu đang vẫy vùng trong miệng và nuốt chửng. Khi bồ nông đói đến “thảm hại”, chúng có thể dìm chết một chú chim hải âu đáng thương rồi “xơi tái”.

Một chú cá đáng thương sắp bị "xơi tái". (Ảnh: Internet)

Bồ nông dùng cánh để đạp nước rồi kéo tôm, cua, cá lên bờ, sau đó khéo léo “hất nhẹ” hàm dưới, kềm chặt con mồi và nuốt vào. Khi bắt được con cá lớn, bồ nông đôi khi còn chơi trò “tung hứng” con mồi lên cao rồi ngoạm một cách “gọn hơ”.

Cá thầy tu

Loài cá này có vẻ ngoài rất đáng sợ, chúng có khuôn mặt của sát thủ Freddy Kruger và cái miệng với hàm răng nhọn chiếm gần nửa cơ thể.

Hình dáng và cấu tạo bộ hàm của cá thầy tu. (Ảnh: Internet)

Cá thầy tu thường nằm bất động dưới một lớp cát mỏng để ngụy trang và bất thình lình lao ra tóm lấy con mồi như một bóng ma. Chúng còn được biết đến với khả năng vươn mình lao lên không trung để bắt các loài chim biển để làm thức ăn. Hình dạng đặc thù của cá thầy tu đã giúp chúng có mặt trong hàng ngũ những loài cá có hình dáng xấu xí nhất hành tinh. 

Một chú hải âu tội nghiệp được lấy ra khỏi miệng của cá thầy tu. (Ảnh: Internet)

Rùa

Rùa là loài vật không quá nổi bật trong giới động vật, chúng còn được biết đến là một con vật di chuyển vô cùng chậm và không được… thông minh. Tuy nhiên, trái với vẻ ngoài có phần hơi “cục mịch” của mình, rùa có hàm răng vô cùng đáng sợ, răng chúng thường mọc ở phía trong và rất nhọn, thoạt nhìn sẽ giống như một cái lỗ để hút thức ăn.

Rùa có vẻ ngoài khá hiền lành. (Ảnh: Internet)

Một chú rùa đang săn mồi. (Ảnh: Internet)

Thức ăn yêu thích là sứa biển, mỗi ngày chúng có thể nuốt hàng trăm con sứa. Sứa thường gây hại cho con người, nên việc lấy sứa làm thức ăn đã giúp rùa “ghi điểm” trong mắt con người. 

Cá mập Wobbegong (Cá mập thảm)

Nhắc đến cá mập, chúng ta sẽ nghĩ đến bộ phim kinh dị nổi tiếng “Hàm cá mập”. Khi săn được mồi, cá mập sẽ xé thành từng mảnh để “dễ ăn” hơn chứ không nuốt chửng toàn bộ con mồi đáng thương. Tuy nhiên, trái với đồng loại của mình, cá mập Wobbegong hay còn gọi là cá mập thảm lại nuốt toàn một thức ăn trong một cú đớp.

Cá mập thảm. (Ảnh: Internet)

Cá mập thảm thường nằm chờ đợi dưới đáy biển để săn con mồi bơi ngang. Thức ăn thường thấy của chúng là các loài không xương và cá nhỏ. Đôi khi, cá mập thảm có thể “đớp” cả một chú cá tre vằn to lớn.

Chúng thường nằm yên bất động chờ con mồi bơi ngang... (Ảnh: Internet)

Cá mập thảm đang nuốt một chú cá tre vằn. (Ảnh: Internet)

Theo nghiên cứu, khoảng 13% các vụ cá mập tấn công con người là từ những chú cá mập thảm này, nguyên nhân đơn giản là vì khi lặn biển, con người thường hay đạp lên cơ thể như bộ thảm của chúng.

Chim cú mèo

Khi nhìn thấy hình ảnh một chú chim cú đang ngoặm một chú chuột trong miệng và nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh với đôi mắt đáng sợ, chúng ta sẽ không thể nào tin được đây chính là đồng loại của chú cú mèo trắng Hedwig trong Harry Potter.

Một chú cú mèo đang nuốt con mồi của mình. (Ảnh: Internet)

Chim cú là loài có dáng vẻ nhanh nhẹn, kích thước từ nhỏ đến trung bình. Nhiều loài có khuôn mặt khá đặc trưng khi “trang trí” thêm hai túm lông hai bên như lỗ tai mèo. Thức ăn của cú mèo thường là các loài chuột đồng, đồng thời vào ban đêm chim cú thường phát ra những tiếng kêu khá kinh dị. 

Cú mèo thuộc hàng cú vọ, chuyên săn chuột, ban đêm có thể phát ra những tiếng kêu khá rùng rợn. (Ảnh: Internet)

Cây nắp ấm

Cây nắp ấm là đại diện chúng minh cho việc thực vật cũng có khả năng “săn mồi” như động vật. Chúng thường có màu sắc khá rực rỡ và bắt mắt, điều này giúp cây nắp ấm thu hút con mồi mà không tốn nhiều “sức lực” ngụy trang.

Một chú chuột đáng thương được lấy ra khỏi cây nắp ấm. (Ảnh: Internet)

Sở dĩ có tên gọi là cây nắp ấm vì cấu tạo của chúng gồm thân cây có một cái ấm có nắp đậy, với mặt trong trơn tru và khó bám. Cấu tạo trên khiến cho loài côn trùng "dại dột" rơi vào đó sẽ không có “kết thúc có hậu”. Chất dịch tiết ra từ trong lòng cây nấp ấm sẽ làm cho ruồi hay ong nếu dính phải sẽ không thể bay được. Chiếc “ấm” của cây sẽ giúp cho chúng tiêu hóa con mồi “cả xương lẫn thịt”.

Nhìn những chiếc lông chim này, chúng ta có thể thấy một khi đã rơi vào bẫy của loại cây này thì không thể nào thoát được. (Ảnh: Internet)

Cá voi sát thủ

Đây là loài vật được đánh giá nếu có thể di chuyển trên bờ sẽ là một nguy hiểm đối với con người. Cá voi sát thủ rất thông mình, chúng có tập tính bầy đàn cao, tấn công cá voi lẫn cá mập và thường “săn bắt” những chú hải cẩu trên các tảng băng trôi ở Nam Cực.

Hình dáng của cá voi sát thủ. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, khác với vẻ ngoài khá “hầm hố” mình, hầu hết họ nhà cá voi đều có cổ họng khá bé, ngay cả cá voi xanh có kích thước to lớn cũng không thể nuốt nổi một quả bưởi. Chính vì thế, chúng ta có thể “bơi lội” ngay trong động mạch chủ của chúng.

Kể cá cá mập trắng cũng không phải là đối thủ của chúng. (Ảnh: Internet)

Cá voi sát thủ săn mồi. (Ảnh: Internet)

Cá biển đen (Black Swallower)

Loài cá này có nhiều đặc điểm khiến một vài loài sinh vật biển khác phải kinh hãi, chúng có đôi mắt đen và hàm răng đáng sợ, đặc biệt, cá biển đen có thể nuốt những con vật có kích thước to hơn chúng hàng chục lần.

Hình ảnh đồ họa của một chú cá biển đen. (Ảnh: Internet)

Giống như loài trăn, cá biển đen khi nhắm được con mồi nào đó sẽ nhanh chóng phóng ra, chộp lấy con mồi và nuốt trọn chúng. Dạ dày của loài cá này là một lớp da mờ vì thế chúng ta có thể thấy được con mồi bên trong đó. Lòai cá này có thời gian tiêu hóa khá lâu, vì thế chúng phải đợi đến khi con mồi bị phân hủy hoàn toàn mới có thể đến với bữa ăn tiếp theo.

Những tên có nết ăn xấu “hết hồn” trong thế giới tự nhiên ảnh 23
Cá biển đen có thể nuốt con mồi lớn hơn chúng 10 lần. (Ảnh: Internet)

Theo thegioitre

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.