Những tật xấu trẻ dễ dàng bắt chước từ... cha mẹ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trẻ em học hỏi, phát triển chủ yếu bằng cách quan sát và bắt chước. Kết quả là, cùng với những thói quen tốt chúng sẽ học cả thói quen xấu từ bố mẹ.

Trẻ em bắt đầu hình thành thói quen từ rất sớm. (Ảnh: ITN)
Trẻ em bắt đầu hình thành thói quen từ rất sớm. (Ảnh: ITN)

Trẻ em bắt đầu hình thành thói quen từ rất sớm vì vậy, cha mẹ cần dạy con những thói quen tốt ngay khi có thể. Nhưng khi trẻ lớn lên cùng với một số thói quen xấu, hầu hết các bậc cha mẹ đều đổ lỗi cho bạn bè của trẻ hoặc những người xung quanh trẻ.

Ít khi cha mẹ nhận ra rằng chính họ cũng phải chịu trách nhiệm về những thói quen xấu mà con họ đang bộc lộ. Dưới đây là những thói quen xấu phổ biến trẻ em có xu hướng tiếp nhận từ cha mẹ.

Thiếu vệ sinh

Khi trẻ lớn lên và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, trẻ có xu hướng nhặt đồ vật hoặc đi trên các bề mặt khác nhau để trải nghiệm cảm giác của chúng. Trong quá trình này, trẻ thường bị lấm lem tay chân và cơ thể.

Mặc dù không nên ngăn cản trẻ tích lũy kinh nghiệm thông qua quan sát và khám phá, cha mẹ phải đảm bảo rằng họ rửa sạch tay chân cơ thể cho trẻ. Đây là cách một đứa trẻ học những bài học đầu tiên về vệ sinh.

Tuy nhiên, khi cha mẹ lơ là trong việc vệ sinh cho trẻ hoặc bản thân trẻ có thói quen vệ sinh kém thì trẻ cũng lớn lên với ý thức kém về vệ sinh.

Đánh và chửi mắng

Khi trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ cần hết sức chú ý đến cách mình cư xử trước mặt con cái. (Ảnh: ITN).
Khi trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ cần hết sức chú ý đến cách mình cư xử trước mặt con cái. (Ảnh: ITN).

Rất nhiều trẻ có thói quen đánh trẻ khác. Điều này xuất phát từ phản ứng thông thường của nhiều cha mẹ là đánh, mắng con cái. Cách tiếp cận này, trên thực tế sẽ tạo ra kết quả ngược lại. Nó báo hiệu cho đứa trẻ rằng việc đánh và chửi mắng một người mắc lỗi là hoàn toàn bình thường.

Vì vậy, cha mẹ nên tránh đánh, mắng con để sửa sai. Thay vào đó, hãy tận dụng cơ hội để biến sai lầm của con thành một khoảnh khắc dạy dỗ, nơi cha mẹ giải thích và giúp con hiểu điều gì là đúng đắn.

Không đúng giờ

Bạn có phải là người thường xuyên đi làm muộn, đến trễ trong các cuộc họp, các cuộc hẹn, v.v.? Rất có thể bạn đang truyền thói quen này cho con mình. Nếu con thấy bạn ít tôn trọng thời gian và có thói quen đi làm muộn cũng như các cuộc hẹn khác, con cũng sẽ phát triển thái độ tương tự.

Vì vậy, đã đến lúc bạn phải sửa chữa thói quen xấu này của mình. Tập tôn trọng thời gian của người khác để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Con bạn sẽ sớm nhận ra tầm quan trọng của việc đúng giờ và bắt đầu tự mình thực hành.

Lười biếng

Một nghiên cứu về thái độ dễ lây lan trong xã hội được công bố trên tạp chí PLOS Computational Biology cho thấy trẻ có xu hướng quan sát những thái độ như thiếu kiên nhẫn và lười biếng ở những người xung quanh và bắt đầu hành động giống hệt như vậy.

Con cái của cha mẹ lười biếng có xu hướng vô trách nhiệm và có ý thức kém về thời gian, vì chúng có xu hướng bắt chước các kiểu hành vi của cha mẹ.

Ngoài những những thói quen xấu phổ biến trên, một số tật xấu khác mà trẻ dễ dàng bắt chước cha mẹ có thể là: Cắn móng tay, ngoáy mũi, ho và hắt hơi mà không che miệng, ăn thức ăn nhặt từ sàn nhà hoặc trên mặt bàn, xì xụp khi uống canh, làm gián đoạn cuộc hội thoại, nói to nơi công cộng,...

Trẻ em ngưỡng mộ cha mẹ và học được rất nhiều điều từ họ, chẳng hạn như cách cha mẹ cư xử với nhau, cách họ đối xử với những người xung quanh và cách họ xử lý các tình huống khác nhau. Do đó, khi trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ cần hết sức chú ý đến cách mình cư xử trước mặt con cái.

Nếu con vô tình mắc phải một vài thói quen xấu, hãy dùng sự thuyết phục và lý lẽ nhẹ nhàng thay vì các biện pháp nghiêm khắc để đưa con trở lại con đường đúng đắn. Và, nếu bản thân bạn có lỗi, hãy sửa sai trước khi khuyên bảo con.

Theo parentcircle.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ