Những sự thật có thể gây sốc về cuộn giấy vệ sinh có mặt trong mọi nhà

Chắc hẳn ngày nào bạn cũng dùng đến giấy vệ sinh nhưng bạn có biết những sự thật gây ngạc nhiên về thứ đồ dùng hữu ích này?

Những sự thật có thể gây sốc về cuộn giấy vệ sinh có mặt trong mọi nhà
Sống trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, không khó để chúng ta có thể tận hưởng những tiện nghi trong mọi sinh hoạt cuộc sống. Thế nhưng, dù công nghệ có phát triển đến mức độ nào thì có lẽ cuộn giấy vệ sinh vẫn nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng, khó có thể thay thế.
Trước khi giấy vệ sinh xuất hiện, con người phải sử dụng mọi thứ có trong tay để giải quyết nhu cầu làm sạch sau khi đi vệ sinh. Người La Mã cổ đại dùng miếng bọt biển buộc trên đầu một cái que và sau khi dùng xong, họ nhúng miếng bọt biển vào một cái thùng đầy nước để người kế tiếp có thể… tái sử dụng. Người nghèo dùng cỏ, lá cây, rơm rạ, tuyết, vỏ sò, cát, vỏ bào…
giay-ve-sinh
Rơm rạ từng có thời được dùng như giấy vệ sinh.
Ở một số nơi trên thế giới như Ấn Độ chẳng hạn, việc “giải quyết” nhu cầu cá nhân thường diễn ra ở sông, suối và sau đó dùng tay và nước để vệ sinh. Vì vậy người Ấn Độ thường cho rằng hành động bốc thức ăn bằng tay trái là rất mất lịch sự vì tay trái thường được dùng để “vệ sinh”.
Vào cuối thế kỷ XV, những người giàu có ở châu Âu thường đem theo quyển sách vào nhà vệ sinh và xé các trang sách để lau chùi. Đến thế kỷ XVIII, giấy báo trở nên thịnh hành và được ưa chuộng ở châu Âu trong việc vệ sinh cá nhân. 
Vậy giấy vệ sinh có từ bao giờ?
Người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105 và cũng là những người đầu tiên sử dụng giấy vệ sinh mềm vào thế kỷ VI. Khi giấy vệ sinh mới xuất hiện, chỉ có người trong hoàng tộc mới được sử dụng. Ra đời tại Trung Quốc tương đối sớm nhưng phải đến hơn 1300 năm sau, giấy vệ sinh mới được sử dụng đại trà. 
giay-ve-sinh
Người có công trong việc “phổ biến” giấy vệ sinh là nhà sáng chế người Mỹ Joseph Cayetty. Vào năm 1857, ông đã cho sản xuất giấy vệ sinh tại nhà máy và bán chúng cho người sử dụng dưới dạng cắt sẵn thành từng mảnh. Năm 1863, giấy vệ sinh cũng bắt đầu được bán tại Anh như một món hàng. 34 năm sau đó, giấy vệ sinh dạng cuộn như hiện nay mới được sản xuất và chào bán tại Philadelphia (Mỹ). 
Khi đó, giấy vệ sinh khá đắt đỏ và chỉ dành cho giới nhà giàu. Thậm chí có lúc chúng trở thành vật thể hiện cho sự sang trọng, đẳng cấp. 
Thuở ban đầu, người ta cảm thấy ngượng ngùng khi phải đi mua giấy vệ sinh. Thời gian qua đi, giấy vệ sinh ngày càng rẻ và phổ biến hơn, trở thành nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Người ta thống kê được châu Âu sử dụng khoảng 22 tỉ cuộn giấy vệ sinh một năm, một người Mỹ sử dụng hơn 19 nghìn tờ giấy vệ sinh mỗi năm. 
Chúng ta thường nghĩ giấy vệ sinh chỉ có màu trắng nhưng hiện nay trên thế giới, chúng được sản xuất với đủ chủng loại, kích cỡ và màu sắc để chiều theo sở thích của khách hàng. Nếu không nhìn tận mắt chắc bạn cũng không thể tin được người ta có thể in trò chơi giải ô chữ lên giấy vệ sinh, làm ra loại giấy vệ sinh phát sáng để thuận tiện sử dụng trong đêm tối hoặc thậm chí để sang chảnh hơn, người ta… dát vàng cho chúng.
Tại sao đa số giấy vệ sinh đều có màu trắng?
Mặc dù ngày nay, có rất nhiều lại giấy vệ sinh với chất lượng, kích thước, giá cả, thậm chí là màu sắc khác nhau. Thế nhưng màu trắng vẫn là màu phổ biến nhất và được nhiều người dùng nhất. Tại sao vậy?
giay-ve-sinh
Giấy vệ sinh màu trắng vẫn phổ biến nhất.
Lý do đầu tiên cần được nhắc đến chính là tính thẩm mỹ. Cũng như toilet thường có màu trắng thì giấy vệ sinh có màu trắng trông sạch sẽ, sang trọng và vệ sinh hơn. 
Về cơ bản, các nhà sản xuất giấy vệ sinh cũng đã tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Đa số mọi người thích dùng giấy màu trắng hơn thì đương nhiên họ sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các nhà sản xuất giấy vệ sinh, như Kimberly-Clark, đã cùng nhau lên tiếng để quyết đinh dùng gam màu trắng cho các cuộn giấy vệ sinh. Có thể họ đã thực hiện các cuộc điều ta, nghiên cứu chuyên sâu để rút ra kết luận, giấy vệ sinh nên có màu trắng.
Bên cạnh đó, việc nhuộm màu giấy sẽ phải tốn thêm chi phí mà chưa chắc đã đảm bảo an toàn vì phẩm màu có thể tác động đến da, giảm độ mềm của giấy hoặc ảnh hưởng đến môi trường. 
Những sự thật thú vị về giấy vệ sinh
- Những cuộn giấy vệ sinh có mặt trong mọi nhà hiện nay thực tế là một thiết kế cực thông minh mà không nhiều người để ý. Thậm chí nó đã được đăng ký bằng sáng chế năm 1891.
- Bạn có biết nhu cầu sử dụng giấy vệ sinh toàn cầu là gần 30.000 bịch mỗi ngày?
-  70-75% người trên thế giới vẫn không sử dụng giấy vệ sinh vì sản phẩm này quá đắt hoặc họ không có đủ hệ thống ống nước.
giay-ve-sinh
Một dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh.
- Khi được hỏi những thứ cần thiết mang đến một hòn đảo sa mạc, 49% số người trả lời họ sẽ mang giấy vệ sinh, sau đó mới là đồ ăn.
- Loại giấy vệ sinh đắt đỏ nhất thường được các triệu phú, diễn viên hoặc các khách sạn sang trọng nhất là giấy Renova của Bồ Đào Nha có giá 3 USD một cuộn giấy. Loại giấy này siêu mềm, siêu thấm này có rất nhiều màu sắc và toát lên vẻ sang trọng của người sử dụng chúng. Chúng thường có màu đen, đỏ, xanh dương hoặc xanh lá cây.
- Trên trạm vũ trụ quốc tế, các nhà du hành vẫn sử dụng giấy vệ sinh thông thường nhưng nó phải được niêm phong trong các chùng chứa đặc biệt và có nén khí.
giay-ve-sinh
Những chiếc váy cưới làm từ... giấy vệ sinh.
- Bạn thấy dùng một cuộn giấy vệ sinh nhanh hết hay lâu hết? Trung bình một cuộn giấy vệ sinh có 333 tờ đấy. Cái này có lẽ không ai đếm bao giờ.
- Giấy vệ sinh phân hủy nhanh chóng khi ướt vì các sợi dùng để sản xuất nó rất ngắn.
- Nhu cầu sử dụng giấy vệ sinh toàn cầu là gần 30.000 bịch mỗi ngày và khoảng 10 triệu bịch mỗi năm.
- Từng có một cuộc thi thiết kế và làm váy cưới bằng giấy vệ sinh. Người chiến thắng sẽ giành giải thưởng 2.000 USD.
Theo ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.