Những sông hồ độc và nguy hiểm chết người trên thế giới

Trong lòng sông Potomac có những dòng nước ngầm nguy hiểm, kể cả dưới những vùng nước trông rất êm đềm. Các dòng chảy này có thể nhanh chóng cuốn phăng người đang bơi.

Những sông hồ độc và nguy hiểm chết người trên thế giới
Sông Rio Tinto, Tây Ban Nha: Dòng sông chảy từ dãy núi Sierra Morena ở Andalusia có màu đỏ đặc biệt do nồng độ axit trong nước sông rất cao, độ PH từ 1.7 – 2.5. Nước sông còn giàu các loại kim loại nặng như vàng, bạc, đồng. Là nạn nhân của 5.000 năm khai mỏ, dòng sông hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng.
Sông Rio Tinto, Tây Ban Nha: Dòng sông chảy từ dãy núi Sierra Morena ở Andalusia có màu đỏ đặc biệt, do nồng độ axit trong nước sông rất cao, độ PH từ 1,7-2,5. Nước sông còn chứa nhiều kim loại nặng như vàng, bạc, đồng. Là nơi xả chất thải trong 5.000 năm khai mỏ, dòng sông hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng.
Hồ sôi sục (Boiling Lake), Dominica: Nằm trong công viên quốc gia Morne Trois Pitons, đây là hồ nước nóng lớn thứ 2 thế giới. Nước trong hồ luôn duy trì nhiệt độ từ 82 – 92 độ C, riêng ở giữa hồ còn cao hơn nhiều và luôn sôi sùng sục.
Hồ sôi sục (Boiling Lake), Dominica: Nằm trong công viên quốc gia Morne Trois Pitons, đây là hồ nước nóng lớn thứ 2 thế giới. Nước trong hồ luôn duy trì nhiệt độ từ 82-92 độ C, riêng ở giữa hồ còn cao hơn nhiều và luôn sôi sùng sục.
Hồ Kivu, châu Phi: Hồ nằm giữa Rwanda và cộng hòa Công gô, là khu vực hoạt động của núi lửa. Hồ có độ sâu tới 485 m, với 250 km3 carbon dioxit và 65 km3 khí metan. Áp lực nước trong hồ cao gấp đôi áp suất của các loại khí.
Hồ Kivu, châu Phi: Hồ nằm giữa Rwanda và cộng hòa Congo, là khu vực hoạt động của núi lửa. Hồ có độ sâu tới 485 m, với 250 km3 carbon dioxit và 65 km3 khí metan. Áp lực nước trong hồ cao gấp đôi áp suất các loại khí.
Sông Citarum, tây Java, Indonesia: Dòng sông này bị giết chết bởi rác thải, được coi là dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới. Dọc bờ sông có hơn 200 nhà máy dệt may. Chất nhuộm và các chất hóa học độc hại được thải trực tiếp ra sông. Ngoài ra, hàng triệu cư dân đổ rác thải xuống sông khiến nó trở thành dòng sông chết chóc bậc nhất.
Sông Citarum, tây Java, Indonesia: Dòng sông này bị giết chết bởi rác thải, được coi là dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới. Dọc bờ sông có hơn 200 nhà máy dệt may. Chất nhuộm và các chất hóa học độc hại được thải trực tiếp ra sông. Ngoài ra, hàng triệu cư dân đổ rác thải xuống sông khiến nó trở thành dòng sông độc hại nhất.
Hồ Karachay, Nga: Nằm ở phía nam dãy núi Ural, miền đông nước Nga, hồ Karachay được coi là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới do nước và các khu vực lân cận bị nhiễm chất thải phóng xạ từ Mayak, một trong những nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân nổi tiếng nhất Nga. Cùng với phóng xạ từ thảm họa Chernobyn, hồ là nguyên nhân gây ung thư và dị tật bẩm sinh cho dân cư trong vùng.
Hồ Karachay, Nga: Nằm ở phía nam dãy núi Ural, miền đông nước Nga, hồ Karachay được coi là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới do nước và các khu vực lân cận bị nhiễm chất thải phóng xạ từ Mayak, một trong những nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân của Nga. Cùng với phóng xạ từ thảm họa Chernobyn, hồ là nguyên nhân gây ung thư và dị tật bẩm sinh cho dân cư trong vùng.
Sông Potomac, Mỹ: Dòng sông là địa điểm nổi tiếng cho các hoạt động ngoài trời như bơi thuyền, câu cá… Tuy nhiên, dưới lòng sông là những dòng nước ngầm cực kỳ nguy hiểm, kể cả dưới những vùng nước trông rất êm đềm. Các dòng chảy này có thể nhanh chóng cuốn phăng người đang bơi hay người trượt chân xuống nước.
Sông Potomac, Mỹ: Dòng sông là địa điểm nổi tiếng cho các hoạt động ngoài trời như bơi thuyền, câu cá… Tuy nhiên, dưới lòng sông là những dòng nước ngầm nguy hiểm, kể cả dưới những vùng nước trông rất êm đềm. Các dòng chảy này có thể nhanh chóng cuốn phăng người đang bơi hay người trượt chân xuống nước.
Hồ Xanh (Blue Lagoon), Derbyshire, Anh: Đây là một mỏ đá bỏ hoang ở Harpull Hill bị ngập nước và trở thành địa điểm bơi lội yêu thích của cư dân địa phương. Hồ có màu xanh biếc tuyệt đẹp, nhưng đặc biệt nguy hiểm và độc hại tương đương ammoniac với nồng độ PH lên tới 11.3, gây nấm da và các bệnh về dạ dày. Hồ còn chứa các chất thải như phụ tùng ô tô, xác động vật và phân. Để ngăn mọi người đến đây bơi lội do không ý thức được độ nguy hại của hồ, chính quyền quyết định nhuộm hồ thành màu đen.
Hồ Xanh (Blue Lagoon), Derbyshire, Anh: Đây là một mỏ đá bỏ hoang ở Harpull Hill bị ngập nước và trở thành địa điểm bơi lội yêu thích của dân địa phương. Hồ có màu xanh biếc tuyệt đẹp, nhưng đặc biệt nguy hiểm và độc hại tương đương ammoniac với nồng độ PH lên tới 11,3, gây nấm da và các bệnh về dạ dày. Hồ còn chứa các chất thải như phụ tùng ô tô, xác động vật và phân. Để ngăn mọi người đến đây bơi lội do không ý thức được độ nguy hại của hồ, chính quyền quyết định nhuộm hồ thành màu đen.
Giếng Jacob, Texas, Mỹ: Đây được coi là một trong những nơi lặn nguy hiểm nhất thế giới. Độ sâu 9 m là khoang đầu tiên. Khoang tiếp theo có độ sâu 24 m tính từ mặt nước, và nguy hiểm bắt đầu từ điểm này do thợ lặn có thể không tìm được lối ra. Giếng còn có khoang 3 và 4, với độ sâu tổng cộng 40 m.
Giếng Jacob, Texas, Mỹ: Đây được coi là một trong những nơi lặn nguy hiểm nhất thế giới. Độ sâu 9 m là khoang đầu tiên. Khoang tiếp theo có độ sâu 24 m tính từ mặt nước, và nguy hiểm bắt đầu từ điểm này do thợ lặn có thể không tìm được lối ra. Giếng còn có khoang 3 và 4, với độ sâu tổng cộng 40 m.
Theo Zing News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ