Khi lập kế hoạch bố trí ngôi nhà trước khi chuyển đến hoặc tiến hành cải tạo, chúng ta thường mơ về sự ấm cúng và thoải mái trong tương lai của nó.
Nhưng khi tất cả các ý tưởng trở thành hiện thực, bạn có thể nhận thấy rằng một số quyết định không tuyệt vời như chúng ta đã từng tưởng tượng.
Và còn rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” nữa xuất hiện vì những sai lầm điển hình khi bố trí không gian sống.
1. Chọn thiết bị mà không cần đo đạc
Mua nồi, chảo, máy chế biến thực phẩm và thậm chí cả lò vi sóng mà không đo lường kích thước trước sẽ dẫn đến việc chúng không vừa với không gian bếp.
Giải pháp rất đơn giản: chọn các thiết bị trước, đo lường chi tiết và chú ý đến cách mở của các thiết bị, đảm bảo rằng cách bố trí nhà bếp của bạn có thể chứa chúng.
2. Mua tất cả đồ đạc của bạn cùng một lúc
Nó giống như mua toàn bộ trang phục mà ma-nơ-canh đang mặc. Trông có vẻ tốt, nhưng nó hoàn toàn có thể phá hủy không gian của bạn.
Các chuyên gia khuyên nên bổ sung đồ đạc và trang trí dần dần. Một căn phòng hoặc ngôi nhà sẽ phát triển theo thời gian nơi các đồ vật có ý nghĩa được thêm vào từ từ. Điều này sẽ mang lại cho ngôi nhà của bạn một cái nhìn ngăn nắp hơn.
3. Mua nhiều vật dụng rẻ tiền và làm lộn xộn không gian
Mọi người mua nhiều đồ nội thất nhỏ hoặc phụ kiện rẻ tiền để tránh đầu tư vào một món đồ lớn như một chiếc ghế sofa hoặc một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Tuy nhiên, những thứ nhỏ nhặt, vụn vặt đó sẽ làm cho không gian có cảm giác lộn xộn hơn là ấm cúng.
Các chuyên gia thiết kế nội thất khuyên bạn nên mua những món đồ phục vụ nhiều mục đích. Một bàn làm việc nhỏ trong phòng ngủ của bạn cũng có thể được sử dụng như một tủ đầu giường. Một chiếc ghế xoay trong phòng khách có thể quay đầu xem tivi hoặc ngắm cảnh đẹp ra cửa sổ. Số lượng ít hơn nhưng tốt hơn sẽ phục vụ bạn trong nhiều năm.
4. Sử dụng giường trên cao cho trẻ em
Giường cho trẻ em nên được bố trí sao cho trẻ có thể trèo lên và trèo xuống khỏi giường mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Đó không chỉ là vấn đề an toàn mà còn là cách sắp xếp phòng trẻ đúng cách để trẻ tự lập hơn và giúp trẻ học hỏi mọi thứ nhanh hơn.
5. Đặt đồ đạc trong bếp không đúng cách
Đây có lẽ là một trong những vấn đề nhức nhối nhất. Các nhà thiết kế nội thất cho rằng điều này xảy ra do việc đo chiều sâu và chiều rộng của tủ bếp không chính xác. Họ khuyên bạn nên sử dụng một thước đo đặc biệt để biết tỷ lệ mình sẽ cần sử dụng để tránh sai lầm.
6. Bề mặt đồ nội thất nhà bếp có chiều cao không phù hợp
Chiều cao của quầy bếp thường quá cao hoặc quá thấp đối với nhiều người, dẫn đến mỏi vai, đau lưng, cổ khi nấu nướng. Các chuyên gia khuyên bạn nên lấy số đo chiều cao phù hợp trước khi lắp đặt mặt bàn bếp
7. Giữ các thiết bị nhà bếp được sử dụng nhiều nhất ở một nơi
Các thiết bị nhà bếp được tổ chức không khoa học có thể dẫn đến thói quen nấu nướng lộn xộn và quá trình nấu nướng có thể biến thành một cuộc chiến thực sự.
Để tránh những yếu tố gây phiền nhiễu này, các chuyên gia nội thất khuyên bạn nên thiết kế các thiết bị nhà bếp khoa học và đặt chúng ở nơi phù hợp với thói quen nấu nướng của mình.
8. Không tối đa hóa không gian tường dọc
Trong một căn bếp nhỏ, mọi không gian đều có giá trị và những bức tường của bạn cung cấp không gian lưu trữ quý giá. Đưa tủ lên sát trần nhà có thể là một giải pháp tốt để tối đa hóa khả năng lưu trữ của bạn trong một căn bếp nhỏ gọn.
9. Không lập kế hoạch cho tương lai khi thiết kế phòng tắm
Bạn nên nghĩ đến việc bố trí phòng tắm sao cho an toàn và tiện dụng khi bạn và gia đình già đi. Bề mặt chống trượt, tay nắm, buồng tắm đứng bằng phẳng và cần gạt (thay vì núm vặn) có thể giúp việc sử dụng dễ dàng hơn.