Những sai lầm kinh điển khi sửa nhà cuối năm, 10 nhà 9 nhà mắc phải

Những sai lầm kinh điển khi sửa nhà cuối năm, 10 nhà 9 nhà mắc phải

Sửa nhà là công việc không hề đơn giản và rất dễ khiến bạn lạm chi. Do đó, gia chủ cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào thực hiện.

Để có thể đạt được kết quả như ý, bạn cần tránh phạm phải một số lỗi sai phổ biến khi sửa nhà dưới đây. 

1. Không có kế hoạch chi tiết 

Dù sửa chữa nhà cửa ở quy mô nhỏ hay lớn thì đều phải có một bản kế hoạch cụ thể và chi tiết. Nếu không có cái nhìn tổng thể, đưa ra chi phí toàn bộ cũng như những phương án dự bị thì rất dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, rời rạc, thiếu ngân sách… 

2. Sửa sang quá nhiều thứ 

Tuy là lỗi nhỏ nhưng rất nhiều người mắc phải. Việc muốn thay đổi diện mạo của ngôi nhà không tránh được suy nghĩ sửa càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, hành động này không những khiến ngôi nhà trở nên hỗn độn mà còn ngốn rất nhiều chi phí đấy.

Do đó, thay vì cố gắng sửa thật nhiều cùng một lúc thì chỉ nên tập trung, đầu tư vào sửa những phần quan trọng nhất. 

3. Tự sửa 

Với bản tính tiết kiệm thì nhiều người ngại chi tiền để thuê người làm mà tự sửa theo ý muốn của mình. Nhưng ai cũng biết rằng, khả năng và kỹ năng của mình không thể so với thợ được.

Vì thế, nếu cứ cố chấp thì có thể bạn sẽ tự tay phá hỏng toàn bộ ngôi nhà của mình. 

4. Chọn nhà thầu, thợ sửa giá thấp 

Chi phí là một vấn đề rất quan trọng, thế nên mọi người thường chọn cho mình một nhà thầu, thợ sửa chữa có giá thấp nhấp mà không cần quan tâm đến vật liệu, chất lượng công trình mà họ thi công. Điều này thật sự là sai lầm nghiêm trọng. 

5. Chạy theo mốt 

Việc muốn thay đổi ngôi nhà của mình theo xu hướng hiện đại không có gì là sai cả. Nhưng cần phải xem xét sao cho phù hợp với không gian, nội thất và đảm bảo độ bền bỉ về lâu dài và quan trọng hơn nữa là về phong thủy.

Hãy tham khảo ý kiến của nhà thầu hoặc kiến trúc sư chứ đừng tự làm theo ý mình. 

6. Không thử trước khi thi công 

Những lỗi thi công, thiết kế rất thường hay xảy ra. Chẳng hạn sau khi thay đổi không gian nhà bếp nhưng chiếc tủ lạnh cũ lại không vừa với vị trí muốn đặt, cách quá xa ổ điện hay quá gần những khu vực ẩm ướt như bồn rửa, nhà tắm…

Vì thế, để ngăn chặn những điều bất tiện xảy ra thì nên đo đạc cẩn thận, thử nghiệm trước khi tiến hành thi công. 

7. Không có nhiều phương án dự phòng 

Thường thì quá trình sửa chữa nhà cửa ít khi đi theo đúng kế hoạch đặt ra. Mặc dù không ai thích giải quyết những vấn đề phát sinh khi sửa nhà nhưng vẫn cần các phương án dự phòng. 

Theo các chuyên gia, bạn nên dự phòng tối thiểu 10-15% thời gian và kinh phí cải tạo nhà. Bởi lẽ, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, thời gian thi công mà nhà thầu đưa ra có thể xê dịch, kéo theo các chi phí phát sinh khác. 

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ