Những phương pháp ướp xác "ảo diệu" trên thế giới

Dùng đầm lầy than bùn, dầu gan cá mập hay bồn hóa chất... là những cách ướp xác để giữ cơ thể trường tồn cùng năm tháng của một số nươc trên thế giới.

Những phương pháp ướp xác "ảo diệu" trên thế giới

Thuật ướp xác ở Ai Cập

Thủ thuật ướp xác được người Ai Cập cổ đại nghĩ ra với mục đích duy trì, bảo vệ thi thể sau khi chết. Trong văn hóa người Ai Cập, linh hồn con người có một phần sẽ gắn liền vĩnh viễn với cơ thể.

Vì thế, thi thể sẽ cần được bảo vệ để linh hồn mãi trường tồn ở thế giới bên kia.

Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc quy trình ướp xác diễn ra như thế nào chưa? Video ngắn dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét nhất về quá trình này.

Rùng rợn thuật ướp xác từ… người đang sống

Người ‘phát minh" ra thuật tự ướp xác nổi tiếng khắp xứ sở mặt trời mọc chính là nhà sư Kukai sống vào khoảng thế kỷ thứ IX.

Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3 nghìn ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể. Để làm được điều này, những nhà sư phải thực hiện việc ‘ăn kiêng" kéo dài trong suốt 1 ngàn ngày. Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh.

1 ngàn ngày tiếp theo là giai đoạn làm mất nước. Thay vì việc ăn quả và hạt như trước đây, những nhà sư chỉ ăn một chút vỏ cây và rễ cây.

1 ngàn ngày ở giai đoạn cuối cùng -giai đoạn ‘tẩm độc", hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vecni dùng trong công nghiệp đồ gỗ.

Sau khi kết thúc quá trình ‘hành xác" kéo dài đúng 3 ngàn ngày, những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, những nhà sư được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. Một khoảng không gian nhỏ được đẽo vào bên trong phiến đá chỉ đủ chỗ cho nhà sư ngồi bất động theo tư thế thiền hoa sen. Sau khi nhà sư bước vào ngôi mộ đá, cánh cửa mộ sẽ bị bịt kín lại, chỉ để hở một lỗ khí nhỏ cho không khí lưu thông.

Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong mộ 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1 ngàn ngày nữa trước khi bật nắp một ra để kiểm tra xem việc ướp xác thành công hay không.

Kỹ thuật bảo quản xác trong đầm lầy than bùn

Những đầm lầy than bùn trên khắp Bắc Âu từ Ireland đến Estonia cung cấp điều kiện hoàn hảo để bảo tồn vật thể hữu cơ. Dòng nước có tính axit cao, tình trạng yếm khí và môi trường lạnh ở những đầm lầy ngăn sự phát triển của vi khuẩn cũng như quá trình phân hủy của người chết, giúp bảo tồn thi thể trong hình dạng như lúc còn sống. Những người sống ở thời Đồ đồng đã vận dụng các đặc điểm này để ướp xác.

Tollund Man, xác ướp được tìm thấy ở một đầm lầy tại Đan Mạch. Ảnh: Herald News.

Thuật ướp xác bằng dầu gan cá mập

Người thổ dân Maori ở New Zealand có tập tục bảo quản đầu xác ướp, gọi là “Mokomokai”. Họ thường giữ gìn thủ cấp của người thân, hoặc tù trưởng bộ tộc đối địch. Đầu tiên, họ lấy não và mắt ra khỏi đầu xác chết, sau đó dùng sợi khâu phần miệng, mắt và bịt kín bằng nhựa cây. Cuối cùng, họ xoa dầu gan cá mập lên những chiếc thủ cấp. Những hình xăm "ta moka" trên mặt người chết được bảo tồn rõ nét và đầu của họ giữ nguyên hình dạng như trước khi qua đời.

Phương pháp tẩm xác người bằng nhựa

Tại thành phố Heidelberg, Đức, Gunther von Hagens đã thành lập Viện Nhựa hóa vào năm 1993, chuyên tẩm xác người bằng nhựa để bảo tồn với mục đích phục vụ y khoa và giáo dục.

Quá trình này do von Hagens phát triển khi còn là trợ lý giải phẫu và bao gồm nhiều bước. Bước đầu tiên là bơm chất sát trùng formalin qua động mạch và mổ xẻ xác. Sau đó, chất béo và nước được đưa khỏi cơ thể bằng cách ngâm xác trong bồn acetone. Hóa chất này sẽ hút cạn và thay thế mọi chất lỏng ở các tế bào trong cơ thể.

Tiếp theo, xác được chuyển sang bồn chứa nhựa lỏng như expoxyresin hoặc cao su silicone rồi đặt trong buồng chân không. Môi trường chân không làm acetone trong tế bào sôi lên và bốc hơi, nhờ đó nhựa lỏng có thể tràn vào cơ thể. Ở bước cuối, những cơ thể được đặt theo tư thế mong muốn và làm cứng bằng nhiệt hoặc tia UV.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.