1. Phụ nữ béo phì
Hầu hết mọi người đều biết thừa cân dễ dẫn đến bệnh tim và tiểu đường. Nhưng gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy người béo phì còn dễ mắc phải các chứng ung thư.
Các nhà khoa học Mỹ đã điều tra và rút ra kiết luận: phụ nữ thừa cân có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn 31% so với người bình thường. Ở phụ nữ béo phì nguy cơ lên đến 61%. Đặc biệt nguy cơ cao nhất là 87% thuộc về những người phụ nữ có vòng eo quá khổ. Bởi lẽ chất béo trong cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất hormone và kích thích estrogen và tăng tiết insulin, làm gia tăng nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, những người béo phì cũng thường ít ăn hoa quả và rau xanh, mà đây lại là những thực phẩm giúp cơ thể chống lại ung thư.
2. Phụ nữ nghiện rượu
Cũng theo phân tích của Tiến sĩ Jane Green thì thường xuyên uống nhiều rượu sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Bởi rượu cũng là một nguyên nhân góp phần vào việc chuyển hóa oestrogen của cơ thế. Cả oestrogen và rượu đều bị phân hủy ở gan. Chính sự quá tải của gan (vì phải “lọc” quá nhiều rượu) trong thời gian dài sẽ khiến gan mất đi khả năng chuyển hóa oestrogen. Dẫn đến làm gia tăng lượng oestrogen trong máu (một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú).
3. Phụ nữ có người thân bị ung thư vú
Những phụ nữ có người thân gần như mẹ, chị, em gái, con gái mắc bệnh ung thư vú có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2-5 lần so với người bình thường.
Các nhà khoa học tại Viện Ung Thư Hoa Kỳ khẳng định, gene là một trong những nhân tố góp phần làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú. Phân tích trên mô khỏe mạnh và mô ung thư ở chuột cho thấy, các yếu tố góp phần gây ra sự di căn của ung thư trên khắp cơ thể có thể mang tính di truyền và không di truyền. Tuy nhiên, các yếu tố di truyền mang ý nghĩa chẩn đoán chắc chắn hơn.
4. Có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn
Theo các thầy thuốc, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn xuất hiện khá sớm (11-12 tuổi), hoặc xuất hiện khá muộn (trên 18 tuổi) cùng với thời kỳ mãn kinh bất thường (quá sớm hoặc quá muộn) thì nguy cơ mắc ung thư vú của bạn cao gấp hai lần so với những phụ nữ khác. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Y sinh Whitehead, Massachusetts, Mỹ đã chứng minh: càng chịu tác động lâu dài của nội tiết tố nữ estrogen thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Bởi khi phải chịu tác động của nội tiết tố nữ estrogen lâu dài, estrogen sẽ gắn vào các thụ thể estrogen (ER+). Các thụ thể này nhận biết, chuyển tín hiệu tăng trưởng DNA đến các vùng khác, tạo điều kiện cho ung thư vú phát triển.
5. Hay buồn phiền, cáu gắt
Phụ nữ bị căng thẳng thần kinh trong thời gian dài cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến ung thư vú.
Thông thường, khi bạn căng thẳng, chúng ta sẽ sử dụng progesterone có sẵn trong cơ thể để để tổng hợp chất corticosteroid cho tuyến thượng thận; loại tiết tố này giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng. Và tất nhiên, bạn càng hay căng thẳng, stress thì lượng progesterone giảm sút càng nhanh. Và khi cơ thể không sản sinh ra đủ progesterone nữa, tuyến thượng thận sẽ bị “kiệt sức”. Dẫn đến phá vỡ tỉ lệ cân bằng giữa estrogen và progesterone trong cơ thể, hàm lượng estrogen sẽ tăng cao làm gia tăng nguy cơ ung thư.
Điều đáng nói là hiện tượng này thường xảy ra với đa phần phụ nữ ở khu vực thành thị có thu nhập cao, mức sống khá hơn nhiều so với phụ nữ nông thôn .Một trong những nguyên nhân đó là họ phải đối mặt với áp lực công việc. Tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thẳng, tâm lý không ổn định… sẽ khiến quá trình bài tiết và trao đổi chất của cơ thể mất cân bằng mà sinh bệnh.
6. Những cô gái “chân dài”
Nghiên cứu mới nhất trên tạp chí y tế Lancet Oncology (Anh) mới chứng minh được những phụ nữ cao có nhiều nguy cơ mắc 10 loại ung thư, bao gồm: ung thư vú, ruột, buồng trứng, da, bạch cầu và u hắc tố ác tính...
Nghiên cứu trên 97.000 phụ nữ cao từ 1,5m-1,8m cho thấy, cứ 100.000 chị em thì chỉ có 750 người cao 1,5 m mắc ung thư mỗi năm, trong khi con số này ở người có chiều cao trung bình là 850, còn người có chiều cao 1,8m là 1.000 người.
Nhóm nghiên cứu cho rằng một trong những nguyên nhân khiến những phụ nữ cao dễ mắc ung thư là do họ có xu hướng phát triển dậy thì sớm. Điều này khiến cơ thể họ sản xuất một lượng lớn hormone oestrogen – một trong những yếu tố gây ra bệnh ung thư. Tiến sĩ Jane Green, Khoa Ung thư, ĐH. Oxford, Anh, rút ra kết luận: cứ mỗi 12cm chiều cao tăng thêm thì nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ cũng tăng 17%.
7. Người hay chụp X-quang
Chụp X quang ngực sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ bởi khả năng bị biến đổi gene do tia X là rất lớn. Điều này được các nhà nghiên cứu khẳng định trên tạp chí Ung thư học (Anh).
Dữ liệu của 1.600 phụ nữ có nguy cơ cao (mang gene BRCA1 và 2) cho thấy sự biến đổi về cấu trúc gene có liên quan tới việc chụp X-quang ngực. Nghiên cứu này cho thấy: Nhóm phụ nữ mang gene BRCA1 và 2 bị biến đổi do chụp X-quang có nguy cơ ung thư vú cao hơn 54%; Việc đi chụp ngực trước tuổi 20 sẽ gia tăng nguy cơ bị ung thư vú trước tuổi 40 gấp 2,5 lần so với những những người chưa từng chụp X-quang.
Bác sĩ David Goldgar, tác giả của công trình nghiên cứu cho biết: “Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng nguy cơ bị ung thư vú ở những phụ nữ bị nhiễm bức xạ cao hơn những người khác là có thực. Và rất có thể, trong tương lai, những phụ nữ có người thân mang gene BRCA1 hay BRCA2 sẽ phải thay thế tia X bằng một loại thiết bị khác khi chiếu chụp ngực”.