Những phong tục đám cưới kỳ lạ nhất thế giới

Những phong tục đám cưới kỳ lạ nhất thế giới

Cắt khúc gỗ, Đức

Đám cưới truyền thống của Đức là cô dâu và chú rể sẽ phải cưa một khúc gỗ bằng chiếc cưa lớn có 2 tay cầm. Nghi lễ này để cho thấy khả năng làm việc cùng nhau cũng như họ sẽ cùng chung sức vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong suốt cuộc hôn nhân của mình.

Phải sinh 2 đứa trẻ, Sudan

Trong bộ lạc Nuer ở Sudan, chú rể sẽ được kết hôn nếu anh ta trả tiền cùng với một số lượng gia súc nhất định. Đám cưới chỉ hoàn thành khi người vợ sinh 2 con. 

Nếu người vợ chỉ có 1 đứa con, người chồng có thể yêu cầu ly hôn. Nếu người chồng chết, anh em trai anh ta phải trở thành chồng của góa phụ.

Phá vỡ một cái chuông, Guatemala

Sau lễ cưới ở Guatemala, tiệc chiêu đãi được tổ chức tại nhà chồng. Mẹ chồng chào đón cặp vợ chồng mới cưới bằng cách phá vỡ một chiếc chuông trắng chứa đầy gạo, bột và ngũ cốc để đại diện cho sự thịnh vượng và phong phú.

Giải cứu cô dâu, Romania

Tại Romania và một số nước châu Âu khác, một trò chơi bắt cóc giả có thể diễn ra trước lễ cưới. Cô dâu bị "bắt cóc" bởi gia đình, bạn bè hoặc diễn viên được thuê và chú rể phải giải cứu cô bằng cách trả tiền chuộc, đồ uống hoặc cử chỉ lãng mạn.

Giẫm vỡ cốc, truyền thống Do Thái

Những phong tục đám cưới kỳ lạ nhất thế giới ảnh 2

Khi một lễ cưới của người Do Thái kết thúc, cô dâu và chú rể giẫm lên một chiếc cốc bên trong một túi vải để làm vỡ nó. Điều này mang nhiều ý nghĩa, và một trong số đó là để chứng minh rằng hôn nhân chứa đựng nỗi buồn cũng như niềm vui và thể hiện sự cam kết sát cánh bên nhau.

Khóc, Trung Quốc

Một cô dâu thuộc dân tộc Tujia ở Trung Quốc phải khóc một tiếng mỗi ngày trong một tháng trước đám cưới và tại buổi lễ. 10 ngày sau khi cô dâu bắt đầu khóc, mẹ cô cũng tham gia, và 10 ngày sau, đến lượt bà nội, ngoại của cô khóc cùng. 

Đến cuối tháng, tất cả phụ nữ trong gia đình đều khóc bên cạnh cô dâu. Tiếng khóc này được cho là biểu hiện của niềm vui và hạnh phúc. Khi phụ nữ khóc theo những âm điệu khác nhau, nó nghe gần giống như một bài hát.

Henna, Ấn Độ

Sự kiện mang tên Mehendi là một lễ kỷ niệm đầy màu sắc được tổ chức vào đêm trước đám cưới của những người phụ nữ bên gia đình cô dâu. Một nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc người thân sẽ vẽ những "hình xăm" henna lên tay và chân của cô dâu cũng như những người phụ nữ khác trong gia đình. 

Những thiết kế này tượng trưng cho sự thức tỉnh tâm linh, niềm vui, vẻ đẹp và sự cống hiến. Truyền thống này cũng phổ biến ở nhiều nước châu Á khác.

Bánh mì và muối, Nga

Trong đám cưới ở Nga, cha mẹ của cô dâu và chú rể chào đón cặp đôi bằng bánh mì với muối. Đó là một truyền thống ngụ ý hiếu khách. Cả cô dâu và chú rể bẻ một mẩu bánh mì, bỏ muối vào đó và cho nhau ăn. 

Một cách mê tín, bất cứ ai ăn được mảnh lớn hơn sẽ là người đứng đầu ngôi nhà tương lai. Sau đó, mỗi khách sẽ nhận được một miếng bánh cưới gọi là karavai.

Nhổ nước bọt vào cô dâu, Kenya

Các cô gái Massai của Kenya thường được gả cho một người đàn ông lớn hơn cô dâu nhiều tuổi. Trong lễ cưới, cha hoặc anh trai của cô dâu nhổ lên đầu cô như một lời chúc phúc. Sau đó, cô rời khỏi nhà với người chồng và đi bộ đến nhà mới, bất kể nó xa đến đâu.

Cấm sử dụng nhà vệ sinh, Borneo

Trên đảo Borneo nằm giữa Indonesia và Malaysia, bộ tộc Tidong theo truyền thống cổ xưa cấm các cặp vợ chồng sử dụng phòng tắm trong 3 ngày 3 đêm sau đám cưới. Đó là lý do tại sao cô dâu và chú rể được cung cấp một lượng rất nhỏ thức ăn và đồ uống trong lễ cưới. 

Họ tin rằng phong tục này sẽ dẫn đến một cuộc hôn nhân lâu dài, hạnh phúc, màu mỡ và việc phá vỡ nó sẽ gây ra rất nhiều điều xui xẻo.

Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ