Những phi công mất tích bí ẩn trong sa mạc

GD&TĐ -Trên thế giới có nhiều nơi chứa đựng những điều bí ẩn, ai vô tình hay cố ý đặt chân đến hầu như bị “nuốt chửng”. Một số vụ biến mất lạ lùng đã được ghi vào hồ sơ, trong đó có trường hợp phi công bay lạc ra vùng đất hoang ở sa mạc và mất tích, để lại chiếc máy bay nguyên vẹn.

Sa mạc gần Yuma, Arizona, nơi cặp đôi June Marajane Walker và Klaus W. Martens biến mất không để lại dấu vết.
Sa mạc gần Yuma, Arizona, nơi cặp đôi June Marajane Walker và Klaus W. Martens biến mất không để lại dấu vết.

Rời máy bay đi bộ vào hoang mạc

Một trường hợp kỳ lạ về vụ mất tích kỳ lạ trên sa mạc thuộc lĩnh vực hàng không được ghi nhận trong cuốn sách kinh điển Wild Talents của Charles Fort, xảy ra vào năm 1924.

Ngày 24 tháng 7 năm đó, hai phi công thuộc Không quân Hoàng gia Anh là William Conway Day và Douglas Ramsay Stewart thực hiện chuyến bay trinh sát thường lệ từ một căn cứ không quân ở Iraq.

Lúc này, điều kiện thời tiết hoàn hảo, máy bay của họ hoạt động tốt và cả hai đều là phi công dày dạn kinh nghiệm. Do đó, phi vụ kéo dài ba giờ của họ dự kiến sẽ diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng mọi chuyện lại xảy ra theo chiều hướng khác. Hai phi công không quay về theo như kế hoạch.

Một ngày trôi qua mà không có thông tin gì về họ, công tác tìm kiếm lập tức được tiến hành trong vùng sa mạc xung quanh. Sau nhiều giờ tìm kiếm, nhóm cứu hộ vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc máy bay mất tích nằm giữa sa mạc hoang vu nhưng không có dấu vết nào của hai phi công.

Ban đầu, người ta cho rằng máy bay có thể hết nhiên liệu hoặc bị tấn công và buộc phải hạ cánh xuống đây, nhưng sau khi xem xét kỹ, xăng vẫn còn nhiều trong bình, máy bay không hư hại gì cả trong và ngoài.

Mọi thứ càng trở nên bí hiểm, khi người ta phát hiện tất cả đồ đạc và nước dự trữ của hai phi công đều còn nguyên. Điều này thật khó hiểu, vì sao họ đi vào vùng hoang mạc khô cằn, mà không mang theo nước? Cũng có một vết máu trong buồng lái, nhưng phát xuất từ đâu, không ai rõ.

Điều kỳ lạ hơn nữa là dấu chân của hai người mất tích được tìm thấy trên cát xung quanh máy bay và hướng vào sa mạc rồi đột ngột biến mất ở khoảng cách chừng 40m.

Kỳ lạ không kém là trường hợp xảy ra vào năm 1951 ở bang Arizona. Mỹ. Tháng 7 năm đó, nữ y tá 26 tuổi, June Marajane Walker và bạn trai của cô, Klaus W. Martens, cựu chiến binh Thế chiến II, nhân viên bán xe tải 28 tuổi, thuê một chiếc Cessna 140 hai chỗ ngồi từ Trường huấn luyện hàng không AMVETS để bay đến tham dự một cuộc họp về thương mại ở Blythe, cách đó khoảng 320km.

Martens là một phi công có giấy phép bay với nhiều kinh nghiệm, điều khiển máy bay cất cánh từ Sân bay Đông Los Angeles, ở California trong điều kiện thời tiết tốt. Tuy nhiên, họ không bao giờ đến được Blythe.

Sau đó, các nhà chức trách sớm tìm ra chi tiết kỳ lạ rằng Martens đã không ghi lại kế hoạch bay trước khi cất cánh. Do đó, toán cứu hộ phải tìm kiếm họ theo những tuyến đường bay ước định.

Sau nhiều tuần tìm kiếm không kết quả, cuối cùng vào ngày 1 tháng 8, một nhân viên kiểm lâm ở Arizona tình cờ bắt gặp chiếc máy bay mất tích bên ngoài phạm vi sa mạc hoang vu cách Yuma, Arizona 80km về phía Đông Nam, cách điểm đến của cặp đôi hơn 160km. Điều kỳ lạ là chiếc máy bay không hư hỏng gì.

Máy bay hình như đã hạ cánh ở đó một cách có chủ ý trong tình trạng hoạt động bình thường, còn nhiều nhiên liệu và động cơ vẫn còn khởi động tốt. Đáng chú ý, bộ phát thu vô tuyến của máy bay vẫn hoạt động hoàn hảo như ban đầu.

Bên trong và xung quanh máy bay có rất nhiều điều kỳ lạ. Một ghi chú viết tay được tìm thấy trong buồng lái cho biết họ đang đi bộ về hướng Tây nhưng không có lời giải thích nào, bên ngoài còn có một mũi tên cắm vào cát nóng rực hướng về phía Tây.

Chính xác là cả hai đã đi bộ ra ngoài, bỏ lại la bàn và đồ đạc cá nhân. Từ máy bay có hai bộ dấu chân len lỏi vào sa mạc. Sau chừng 5km, các dấu chân không còn nữa, như thể vừa bốc hơi ngay tại chỗ.

Một điều kỳ lạ là phía Tây là một hướng sẽ dẫn họ đến một vùng hoang vắng. Tại sao họ lại đi theo hướng đó? Một cuộc tìm kiếm ráo riết khắp khu vực nhưng không tìm thấy dấu vết của cặp đôi mất tích.

Chiếc máy bay của hai phi công mất tích ở sa mạc.

Chiếc máy bay của hai phi công mất tích ở sa mạc.

Những giả thuyết

Tại sao họ lại hạ cánh một chiếc máy bay hoạt động hoàn hảo ở đó và tại sao họ không kêu cứu trên máy vô tuyến đang hoạt động của họ? Có ích gì khi lê bước đến những vùng đất hoang vu và tại sao lại không mang theo la bàn hay bất kỳ thiết bị nào? Ghi chú bị bỏ lại và mũi tên cũng kỳ quặc.

Đây là một tai nạn, một trò chơi xấu hay thủ phạm là người ngoài hành tinh? Họ có bị bắt cóc bởi Bedouin (nhưng người Ả Rập du cư) không? Họ có phải là mục tiêu bắt cóc của người ngoài hành tinh? Tại sao không có dấu chân hay dấu vết xe cộ nào đưa họ đi?

Tất cả còn đang phủ một màn bí ẩn thì vào năm 1925, tức một năm sau hai phi công William Conway Day và Douglas Ramsay Stewart mất tích, người ta đã tìm thấy hai bộ xương khô trong sa mạc và được xác định danh tính qua hồ sơ nha khoa. Trang web Strange Company đã đưa ra giả thuyết về sự kiện này như sau:

Cả hai phi công đã buộc phải hạ cánh do một cơn bão cát bất ngờ ập tới. Máy bay của họ có khả năng đã “bị hư hỏng nhẹ”, phải sửa chữa nó để có thể bay trở về căn cứ.

Cũng có người cho rằng Day đã bị thương nhẹ khi hạ cánh (vết máu được tìm thấy trên máy bay) và khi hai người lên đường đến nơi an toàn, anh ta đã kiệt sức và gục ngã.

Sau đó, Stewart tiếp tục hành trình với hy vọng có thể tìm được sự giúp đỡ cho đồng đội đang bị thương, nhưng rồi anh cũng ngã xuống dưới cái nóng như thiêu đốt của sa mạc. Việc không phát hiện ra hài cốt trước đó có lẽ là do cát luôn dịch chuyển, bị cuốn bởi những cơn bão trên sa mạc.

Tuy nhiên, giả thuyết này chỉ mới giải đáp được một phần những câu hỏi đặt ra. Cặp đôi June Marajane Walker và Klaus W. Martens vẫn bặt vô âm tín từ năm 1951 đến nay. Bí ẩn vẫn hoàn toàn bí ẩn.

Theo Journalnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.