Những phát minh thiên tài “bắt nguồn” từ.... tính lười nhác

Sự lười nhác được cho là lời nguyền độc ác đối với xã hội và thường là điều không ai thích; tuy nhiên, nếu đủ thông minh, đây chính là cơ hội giúp chúng ta tạo ra những điều thực sự có ích.

Những phát minh thiên tài “bắt nguồn” từ.... tính lười nhác
Ảnh minh họa.

"Tôi không nghĩ nhu cầu sinh ra các phát minh. Theo ý kiến của tôi, các phát minh được nảy sinh trực tiếp từ sự ngưng trệ, có thể còn là sự lười nhác - để cắt giảm công sức cho ai đó,” Agatha Christie - "nữ hoàng trinh thám" chia sẻ.

Khi còn nhỏ, chúng ta luôn được dạy rằng làm việc chăm chỉ là chìa khóa dẫn tới thành công, nhưng khi lớn lên, chúng ta lại bất ngờ khi thấy những người làm việc chăm chỉ phải chen chúc trong cuộc đua tới thành công, và rồi lại thấy những người lười nhác hơn họ đi trước họ một bước.

Dù có ‘trang trí’ cho sự siêng năng đến đâu chăng nữa, thì cũng như câu nói: the early bird may get the worm but the second mouse always gets the cheese (con chim tới sớm có thể có sâu ăn, nhưng con chuột thứ hai luôn có được miếng phomát). Đó là vì con chuột đầu tiên cố gắng quá nhiều và thường bị giết, bị thương hoặc bị bắt vào bẫy, và thế là con chuột thứ hai chẳng phải làm gì cũng có phomát ăn.

Nếu suy nghĩ kỹ, ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp trong đó người lười lại tìm ra câu trả lời sớm hơn và tốn ít công sức hơn. Đó là vì sự siêng năng cần cù không phải là câu trả lời duy nhất, mà trong nhiều trường hợp trí thông minh và thường thức hàng ngày mới là thứ giúp chúng ta tránh khỏi rắc rối.

Dưới đây là những điều cho thấy vì sao người lười lại thường đi trước người chăm chỉ, dù họ hoàn toàn không thích khái niệm “đi làm.”

1. Họ chú ý tới tiểu tiết

Sự ngắn gọn là đức tính mà mọi công nhân cần tuân thủ. Bạn nhận một công việc và làm việc cật lực vì đó là yêu cầu công việc thông thường. Tuy nhiên, khi những người chăm chỉ hướng trí thông minh và năng lượng của mình vào điều họ làm, họ thường quên mất những ngụ ý nhỏ - và thường thì đó lai chính là điều quan trọng.

Lười nhác khiến người lười có vô số thời gian để suy nghĩ về công việc được giao hết lần này đến lần khác. Khả năng bỏ qua những chi tiết nhỏ do đó cũng giảm theo. Trong khi những người làm việc chăm chỉ bị stress, thì những người bình thường có thể sử dụng trí thông minh để giải quyết vấn đề.

2. Họ có thể suy nghĩ sáng tạo

“Tôi chọn một người lười để làm công việc khó khăn. Vì người lười sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó,” nhà sáng lập Microsoft Bill Gates đã nói. Ám ảnh với mong muốn được làm c​àng ít việc càng tốt, những người lười luôn tìm ra một giải pháp đơn giản để xử lý những vấn đề khó khăn nhất.

Họ không thể không làm vậy được. Nhiều khả năng, giải pháp của họ sẽ rất kỳ lạ và không theo lối mòn, nhưng sẽ có tác dụng hiệu quả.

3. Phương pháp tiết kiệm thời gian của họ cải tiến điều gì đó

Ôtô chỉ được phát minh khi con người đã quá lười đi bộ. Máy bay chỉ được phát minh khi con người đã quá lười lái xe hay đi tàu... Những người lười tập trung vào việc tạo ra những thứ mới để giúp họ có được số ngày nghỉ lớn nhất.

Khi nhìn vào lịch sử, ta có thể thấy được sự lười nhác đã giúp ích rất nhiều cho những phát minh nổi tiếng. McMillan đã phát minh ra xe đạp để ông không phải đi bộ nữa. Những lập trình viên sáng tạo ra những vòng lặp để không phải gõ đi gõ lại các lệnh trong hàng giờ liền. Cũng giống như câu nói: “Nếu nhu cầu là mẹ đẻ của phát minh, thì lười nhác chính là cha đẻ.”

4. Họ nghĩ về những mẹo nhỏ mà người bình thường không nghĩ ra

Phản xạ tự nhiên của những người làm việc chăm chỉ là tuần tự vượt qua những bước khó khăn, còn người lười lại luôn chọn đường thẳng. Những người chăm chỉ làm việc liên tục để làm đầy và làm vơi bình nước, còn những người lười thì nghĩ ra cảm biến để họ có thể kiểm soát cơ chế đó bằng điều khiển từ xa khi đang ngồi trên ghế bành xem TV.

Theo cách nào đó, đầu óc của những người lười được điều khiển bởi một con quái vật lười nhác luôn đưa những suy nghĩ kỳ quặc vào đầu họ.

Bill Gates từng nói "Tôi chọn một người lười để làm công việc khó khăn." (Nguồn: lifehack.org)

5. Họ để máy móc làm việc cho mình

“Con người lẽ ra phải làm việc ít hơn chứ không phải nhiều hơn khi đã có máy móc,” John Maynard Keynes từng nói. Làm việc ít không có nghĩa là giảm hiệu quả. Người lười cố gắng tự động hóa mọi thứ nhiều nhất có thể. Ngay cả với những nhiệm vụ đơn giản nhất, họ cũng nghĩ ra một hệ thóng để tránh không phải làm việc. Họ tận dụng những phần mềm mua sắm thay vì chỉ dựa vào nỗ lực của con người tại các cửa hàng bán lẻ.

Những người quản lý trang Facebook lười nhác sẽ chỉ lên lịch mọi hoạt động của họ trong một tuần rồi sau đó thư giãn. Những điều họ định đăng vẫn ở đó, và đột nhiên họ có rất nhiều thời gian cho riêng mình. Họ tận dụng những tài nguyên quanh mình để cố gắng không phải làm việc tay chân.

6. Họ làm ra tiền ngay cả khi đang ngủ

Những nhà kinh doanh lười nhác thường phát triển cả một tập đoàn tạo ra cho họ lợi nhuận ngay cả khi họ đang mơ ngủ. Nếu KFC sản xuất gà, những người chuyên về mạng xã hội sẽ tạo ra một trang và kết nối với người tiêu dùng (dĩ nhiên là thu phí dịch vụ).

Trong khi người chăm chỉ dành nhiều giờ làm việc để kiếm được một lượng tiền nào đó, thì người lười lại nghĩ ra đủ mọi cách để kiếm tiền trong lúc làm điều mà họ thích nhất: không làm gì cả.

7. Họ tin rằng thiên tài được tạo ra ngay tại thời điểm đó

Hàng giờ tập luyện và chuẩn bị vẫn là không đủ để hầu hết mọi người xóa bỏ cảm giác căng thẳng. Trong khi đó, những người mang trong mình sự lười nhác đến kiêu ngạo lại làm nên kỳ tích ngay trong thời điểm đó mà gần như chẳng chuẩn bị gì cả, so với những ngày làm việc vất vả của người khác.

Người lười là những người tin tưởng vào ‘carpe diem,’ hay ‘nắm bắt lấy khoảnh khắc.’ Họ tin rằng chính những khoảnh khắc sẽ tạo nên những điều kỳ diệu chứ không phải là những ngày dài lo lắng về nó.

8. Họ lười vì họ thông minh

Xã hội của chúng ta không tin tưởng giao phó những trọng trách to lớn cho người lười, vì họ có rất nhiều trò tinh quái. Kurt Gebhard Adolf Philipp Freiherr von Hammerstein-Equord, một thủ lĩnh quân đội Đức trước Thế chiến II đã rất thắc mắc khi thấy toàn bộ lính tráng của mình chỉ chia làm hai loại: thông minh và lười, hoặc ngu ngốc nhưng chăm chỉ. Tuy nhiên, chính loại thứ nhất mới được nắm giữ những vị trí cao, vì họ sở hữu trí thông minh và sự bình tĩnh để giải quyết những tình huống khó khăn.

Họ tránh những cuộc họp nhân viên vô ích và những công việc nhàm chán, nhưng khi đã ra mặt trận, họ sẽ trở thành những người xuất sắc nhất.

9. Họ thường quá lười để lười

Nếu như bạn muốn xem TV, nhưng lại quá lười đi tới chỗ TV để bật nó lên thì sao? Đôi khi những người lười có thể lười đến mức họ tự nhủ “Mặc kệ mọi thứ! Tôi sẽ tự làm bản thân vui” và đó chính là lúc họ tạo ra những thứ thực sự có hiệu quả.

Dĩ nhiên, họ hay trì hoãn, hay tắt âm báo thức buổi sáng, nhưng trong những lúc xuất thần, không gì có thể cản được họ. Điều này cũng giống như những bài trào phúng chính trị hay nhất lại được viết ra khi tự do ngôn luận và báo chí bị hạn chế nhất.

10. Mục tiêu của họ là tạo ra một xã hội lười nhác hơn

Phát triển cũng giống như suy luận vậy - bạn phát triển và sẽ nhận được thêm nhiều sự phát triển khác. Người lười thực sự đóng góp cho việc xây dựng một xã hội lười nhác hơn, nơi con người được làm ít việc hơn. Tuy nhiên, đó là một tiêu chuẩn rất cao, nên họ lại càng đóng góp nhiều hơn.

Kết luận

Ngoài những đóng góp vào sự phát triển của xã hội, họ cũng có thể tạo ra thời gian để dành cho gia đình và bạn bè mình. Dành thời gian bên bạn bè với một chai bia ngon trong tay, hay thưởng thức thịt nướng với gia đình rõ ràng là tốt hơn so với việc bỏ phí trí thông minh để làm việc cật lực ở cơ quan, phải không?

Theo Vietnam+

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ