Những nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng băng vệ sinh và tampon

Mặc dù là hai loại sản phẩm phổ biến dùng cho ngày đèn đỏ của mọi phụ nữ nhưng cả băng vệ sinh và tampon đều ẩn chứa những ảnh hưởng tiềm ẩn đối với sức khỏe và cơ thể bạn.

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng băng vệ sinh và tampon
Nếu bạn thường dùng băng vệ sinh hoặc tampon trong các chu kì kinh nguyệt của mình thì cần lưu ý những điều sau đây:
1. Băng vệ sinh có thể gây kích ứng và nhiễm trùng

Do các quá trình hóa học được sử dụng để tạo ra băng vệ sinh mà những phụ nữ dùng sản phẩm này có thể gặp tình trạng bị kích ứng và nhiễm trùng da nếu chọn phải những loại kém chất lượng hoặc không phù hợp cơ địa mình. 

Một phụ nữ thường xuyên bị nhiễm trùng âm đạo do sử dụng băng vệ sinh có thể gặp các triệu chứng sau đây trong mỗi kì kinh nguyệt:

- Sốt nhẹ và đau đầu
- Ngứa da
- Viêm cổ tử cung
- Viêm bên ngoài của âm đạo
- Dịch âm đạo ra nhiều, có màu trắng
- Viêm nội mạc tử cung

Những triệu chứng này có thể trầm trọng hơn nếu dùng băng vệ sinh không thích hợp đó trong thời gian dài ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do các hóa chất như thuốc tẩy và các chất độc thường được sử dụng trong sản xuất băng vệ sinh gây ra. 

Các hóa chất này có thể đe dọa trầm trọng sức khỏe của bạn. Vì vậy, chị em cần lưu ý chọn các sản phẩm có chứng nhận về chất lượng và quan trọng nhất là phải thích hợp với mình.

2. Dùng tampon có nguy cơ bị sốc độc tố
Sử dụng tampon thay cho băng vệ sinh cũng là biện pháp được nhiều chị em ưa chuộng trong ngày "đèn đỏ". Tuy nhiên, dùng tampon cũng có thể gây ra một số vấn đề đe dọa sức khỏe của bạn như sau:

- Hội chứng sốc độc tố (TSS): Đây là một vấn đề lớn cần đặc biệt lưu ý khi dùng tampon. TSS thường xảy ra khi chị em dùng tampon qua đêm (quá 8 giờ), khi đó, các vi khuẩn được sản sinh ra nhiều và gây nhiễm độc trong cơ thể bạn. 

Tuy nhiên, bất kỳ chị em nào dùng tampon đều có thể có nguy cơ bị sốc độc tố. Hơn 60% các trường hợp tử vong xảy ra do sốc độc tố rơi vào những phụ nữ tuổi từ 15-24, và gần 98% trong số những nạn nhân là người da trắng. 

Một khi bạn bị TSS, bạn có nhiều khả năng bị sẩy thai về sau này. Những biến chứng khác có thể gặp khi bị sốc độc tố là: mất chân tay và rụng tóc , ảnh hưởng đến nội tạng...

- Sợi tổng hợp: Giống như băng vệ sinh, tampon thường có cấu tạo từ sợi tổng hợp và được tẩy trắng bằng hóa chất mạnh nên trong quá trình sử dụng cũng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, các sản phẩm băng vệ sinh và tampon còn có thể gây ô nhiễm môi trường do các hóa chất được sử dụng để tạo ra chúng như dioxin và furan đều là các chất độc hại.
3. Sản phẩm có thể thay thế băng vệ sinh và tampon

Để hạn chế ảnh hưởng sức khỏe từ băng vệ sinh và tampon, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo ra một sản phẩm khác có thể dùng trong những ngày "đèn đỏ" của chị em là cốc nguyệt san. 

Loại cốc này thường là silicone dẻo, được đặt trong âm đạo và có thể tái sử dụng. Về cơ bản, nó an toàn và được đưa vào âm đạo để đựng kinh nguyệt. 

Sau khoảng 12 giờ, chị em lấy ra, vệ sinh và lại đặt vào cho lần tiếp theo. Biện pháp này an toàn hơn các sản phẩm băng vệ sinh và tampon vì nó không được sản xuất với sợi tổng hợp và các chất hóa học tẩy trắng...

Một số ưu điểm nổi trội khác của cốc nguyệt san so với băng vệ sinh và kinh nguyệt:
- Có thể sử dụng nhiều năm: Bạn chỉ cần rửa sạch chúng sau mỗi lần sử dụng và bảo quản cẩn thận để cho những lần có kinh sau đó. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều so với dùng băng vệ sinh và tampon.
- Không phải thay thường xuyên như băng vệ sinh và tampon: Nếu dùng cốc nguyệt san , bạn có thể để lâu khoảng 12 giờ hoặc hơn mới phải thay một lần chứ không phải 3-4 tiếng như băng vệ sinh hoặc không quá 8 tiếng như dùng tampon.
- Không lo nguy cơ sốc độc tố: Một cốc nguyệt san có tác dụng chứa lượng kinh nguyệt nhiều gấp 5 lần so với tampon và không có hóa chất nên để lâu chị em cũng không sợ bị ảnh hưởng bởi hóa chất dẫn đến sốc độc tố như tampon.
- Không lo viêm nhiễm: Cốc nguyệt san thường được sản xuất từ chất liệu không chứa latex, BPA, thuốc nhuộm hay chất phụ gia đáng sợ khác nên thân thiện với làn da của chị em hơn.
- Ít nguy cơ bị rò rỉ kinh nguyệt ra ngoài: Nếu đặt đúng, chuẩn vị trí thì cốc nguyệt san có thể hoạt động như một ống hút, có nghĩa là, tất cả các chất lỏng trực tiếp được hút vào đó. Nó chỉ có thể bị rò rỉ ra ngoài nếu như bạn để quá lâu mà không thay. Khi một ca tampon hoặc trở nên bão hòa, đó là khi rò rỉ có thể xảy ra.
(Nguồn: UnderHealth)
Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ