Những người nào không nên ăn chuối?

GD&TĐ - Chuối là một trong những thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng một số người dưới đây không nên ăn loại quả này.

Những người nào không nên ăn chuối?

Theo Sức khỏe&Đời sống, có rất nhiều lưu ý mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi ăn chuối nếu không muốn gây tác động xấu đến sức khỏe.

Người nào không nên ăn chuối?

Người có dạ dày yếu hay mắc các bệnh liên quan đến dạ dày (như đau dạ dày…) không nên ăn chuối.

Người đang bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt không nên ăn chuối. Nguyên nhân là vì trong chuối có chứa tyramine, phenyethyamine, axit amin gây giãn mạch máu và làm tăng lượng máu lên não.

Người bị suy thận, viêm cầu thận cũng tránh dùng chuối vì chuối có thể gây tăng nồng độ kali trong máu làm chúng ta buồn nôn, nhịp tim bất thường.

Những người bị tiểu đường loại 2 không nên ăn chuối chứa lượng đường cao do đó nếu đang mắc phải bệnh tiểu đường type 2 thì không nên ăn chuối chín vì sẽ làm lượng đường trong máu của bạn tăng cao.

Những người bị bệnh tim mạch cần phải dùng một loại thuốc chẹn beta khiến cho hàm lượng Kali trong máu tăng cao. Nếu bạn còn bổ sung thêm chuối (thực phẩm giàu Kali) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những người đang cần sự tỉnh táo thì chuối không phải là thực phẩm bạn nên dùng. Vì chuối là nguyên nhân gây buồn ngủ do đó nhiều nhà khoa học khuyên bạn nên ăn chuối trước khi đi ngủ để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.

Trong chuối chứa Tryptophan – loại Axit Amin mà cơ thể không tự tổng hợp được, do đó khi ăn vào sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ.

Người bị táo bón, tiêu chảy không nên ăn chuối. Nhiều người cho rằng ăn chuối giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, chuối không thể giải quyết chứng táo bón mà ngược lại còn khiến táo bón nặng hơn.

Trong khi đó, người bị tiêu chảy cũng cần kiêng không ăn chuối. Bởi lượng xơ mềm, oligosaccarid trong chuối giúp nhuận tràng có thể khiến bệnh nặng hơn.

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng với chuối

Sữa chua là món thực phẩm đầu tiên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dùng kết hợp với chuối. Đặc biệt đối với nhiều người có dạ dày yếu, nhạy cảm khi chúng ta dùng sữa chua, món này thường được bảo quản lạnh nếu kết hợp ăn cùng quả chuối dễ gây đau bụng và đi ngoài.

Khoai lang, khoai sọ: Chuối "kỵ" hầu hết các loại khoai. Nếu như chuối ăn cùng khoai tây dễ gây độc thì khi ăn cùng khoai lang, khoai sọ có thể gây ra đau dạ dày và trướng bụng.

Nếu có dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ, hãy uống một ít nước muối loãng và nước đường để tránh cho cơ thể bị mất nước quá nhiều.

Thịt bò không chỉ ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng. Nên nhớ, tuyệt đối không được ăn chuối nếu vừa ăn thịt bò bởi nó có thể khiến bạn bị co thắt dạ dày, đau thắt ngực.

Axit oxalic trong chuối khi phản ứng với canxi và protein có trong thịt bò sẽ tạo thành các chất khó tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy.

Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, vitamin C, vitamin B6, khoáng chất, carotenoit, phenol, thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, phốt pho, sắt, kẽm… Chính thành phần dinh dưỡng dồi dào trong khoai tây kết hợp cùng lượng carbohydrate trong chuối có thể gây mất kiểm soát tinh bột, tích trữ nhiều năng lượng cho cơ thể, gây thừa cân…

Không ăn chuối khi bụng đói

Khi ăn chuối lúc đói, dạ dày hầu như không có thức ăn để tiêu hóa. Trong khi đó, chuối lại là loại thực phẩm giúp nhuận tràng, tiêu hóa trơn tru. Nếu dạ dày không có gì thì quá trình hoạt động của dạ dày và ruột sẽ càng được đẩy nhanh sau khi ăn chuối, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, làm tăng tải cho tim và dễ gây nhồi máu cơ tim.

Thời điểm ăn chuối tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ