Những người hùng đời thực

GD&TĐ - Xã hội hiện đại tôn thờ những siêu anh hùng trong phim văn học, truyền hình và phim bom tấn, mặc dù khuôn khổ đạo đức của những nhân vật này là hư cấu, cũng như những năng lực siêu nhiên của họ.

Những người hùng đời thực

Chúng ta thường thưởng thức ý tưởng về một vị cứu tinh bảo vệ người vô tội mà quên rằng có những anh hùng thực sự đi giữa đời thường. Họ có thể không mặc áo choàng biến hình, hay bắn mạng nhện từ cổ tay như nhiều nhân vật trong phim, nhưng những kỳ công của họ ấn tượng hơn nhiều. Vượt ra ngoài những bổn phận thông thường, họ thường mạo hiểm mạng sống của mình để giúp đỡ người khác.

Người đàn ông với cánh tay vàng

Quan điểm của James Harrison (Australia) về cuộc sống đã thay đổi ở độ tuổi rất trẻ. Khi mới 14 tuổi, cậu bé James đã trải qua một thủ thuật phẫu thuật đòi hỏi một loạt những cuộc truyền máu. Nhìn thấy cuộc sống của mình được cứu bởi lòng tốt của những người khác, Harrison quyết định trả những “món nợ máu” này. Bốn năm sau, vào năm 1954, anh bắt đầu hiến máu. Ngay cả nỗi sợ hãi về chiếc kim tiêm cũng không thể ngăn cản chàng thanh niên này.

Hơn một thập kỷ sau, các bác sĩ phát hiện ra rằng James có một loại kháng thể rất hiếm - kháng thể Anti-D trong huyết tương. Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng kháng thể kháng D có thể được dùng để chống lại một bệnh gọi là bệnh

rhesus. Trong bệnh rhesus, hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai nhận ra một số dấu hiệu xa lạ trên các tế bào máu của bào thai khiến cơ thể sẽ “quyết định” rằng bào thai là “vật thể lạ”. Hệ thống miễn dịch của người mẹ sẽ tung ra các kháng thể nhằm tiêu diệt các tế bào máu của bé.

Quá trình không mong muốn này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ, thậm chí có thể dẫn đến sự tử vong của thai nhi. Huyết tương của James đã được sử dụng để đưa ra một phương pháp điều trị có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch của người mẹ hoạt động theo cách này. James vui mừng tiếp tục quyên góp và chuyển sang hiến tặng huyết tương để giúp càng nhiều người càng tốt.

James là nhà tài trợ đầu tiên về những gì sẽ trở thành Chương trình thuốc cứu sinh Anti-D của Úc. Thuốc cứu sinh này được cấp cho các bà mẹ có máu có nguy cơ tấn công vào thai nhi của họ. James, còn được gọi là “người đàn ông với cánh tay vàng”, đã hiến huyết tương với số lượng đáng kinh ngạc là 1.173 lần. Ông đã cho máu hai tuần một lần trong suốt 60 năm. Từ năm 1967, hơn 3 triệu liều Anti-D chứa máu của James đã được cấp cho các bà mẹ Úc có một loại máu âm tính.

Hội Chữ thập đỏ Úc ước tính rằng những lần hiến máu của người đàn ông 81 tuổi này đã giúp cứu sống hơn hai triệu trẻ sơ sinh. “Mỗi ống huyết thanh D được thực hiện ở Úc đều có phần của James trong nó” - Rynus, điều phối chương trình Rynus giải thích. Không có gì ngạc nhiên khi ông được tặng Huân chương Australia vì công việc cao cả của mình.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cán bộ Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trả lời thắc mắc của học sinh Trường THCS Thanh Xuân về tác hại của thuốc lá điện tử. Ảnh: TG

Hình thành thói quen 'nói không với thuốc lá'

GD&TĐ - Các nhà trường đã và đang triển khai nhiều giải pháp đa dạng để tuyên truyền về tác hại của khói thuốc, giúp học sinh hình thành thói quen “nói không với thuốc lá”.