Những nghi vấn xung quanh thi thể nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường

Những nghi vấn xung quanh thi thể nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường
Cát Tường, nghi vấn, chị Huyền, tìm xác, xôn xao, ném xác, thẩm mỹ
Tướng Phác nghi kẻ thủ ác buộc "cái gì đó" vào cổ chị Huyền.

Hơn 25 ngày kể từ khi bị bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác phi tang, thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền vẫn chưa được tìm thấy. Hễ có bất cứ thông tin này, gia đình vẫn chia nhau đi tìm chị nhưng đến giờ vẫn bặt vô âm tín.

Trong suốt hành trình tìm kiếm thi thể chị Huyền, có nhiều câu hỏi, nhiều nghi vấn đặt ra khiến người dân xôn xao bàn tán.

- Hung thủ buộc “cái gì đó” vào cổ nạn nhân

Đây là nghi vấn do Thiếu tướng. TS. Nguyễn Chu Phác đặt ra khi người nhà chị Huyền đến gặp ông nhờ tìm thi thể người phụ nữ xấu số này. Tìm đến các nhà ngoại cảm là việc làm rất bình thường của nhiều vụ chết đuối, bị kẻ thủ ác vứt xác xuống sông và thực tế, bằng những cảm nhận đặc biệt của mình, những nhà ngoại cảm cũng đã tìm ra nhiều người xác nằm dưới sông.

Với vụ việc của chị Huyền, tướng Phác đặt ra nghi vấn: "Người phụ nữ thông thường chết đuối thì nằm ngửa, nhưng cảm nhận của tôi bà này nằm sấp, đầu chúi xuống, chân giơ lên, nằm mập mờ nên tôi nghi ngại liệu kẻ thủ ác có buộc cái gì ở cổ nạn nhân không?".

Nghi vấn của tướng Phác được đặt ra ở thời điểm mà việc tìm kiếm xác nạn nhân vẫn chưa có manh mối nào cụ thể càng khiến người dân chú ý nhiều hơn. Có người cho rằng, cần lấy lại lời khai của bác sĩ Tường để việc tìm kiếm chính xác hơn.

Cát Tường, nghi vấn, chị Huyền, tìm xác, xôn xao, ném xác, thẩm mỹ
Bác sĩ Tường tại cơ quan điều tra.

- Bác sĩ Tường dùng thuốc làm tan xác

Sau hơn 20 ngày tích cực tìm kiếm, cơ quan chức năng và gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền vẫn chưa tìm thấy thi thể chị. Trong khi đó, dư luận lại dấy lên luồng ý kiến bác sĩ Tường đã dùng một loại thuốc mà chỉ trong ngành y mới biết, nhằm giúp quá trình phi tang xác tại sông Hồng để xác không thể nổi lên dược. Thậm chí, thứ thuốc đó còn làm cho xác phân hủy nhanh hơn, khiến cho việc tìm kiếm gần như là không thể.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, các bác sĩ tại một số bệnh viện lớn đều khẳng định, chắc chắn là không có một loại thuốc nào có thể làm xác không nổi. Họ dự đoán có thể vì dư luận quá bức xúc trước việc xác của nạn nhân quá lâu ngày không được tìm thấy nên đã đặt ra những nghi vấn như vậy.

- "Bức thư lạ" chỉ nơi giấu xác chị Huyền

Những ngày gần đây, thông tin về bức thư lạ chỉ nơi xác chị Huyền bị phi tang đang khiến người dân xôn xao.

Thông tin xuất phát từ thông điệp lan truyền trên mạng xã hội, được cho là của một người phụ nữ nhờ gửi tới thân nhân chị Huyền, trong đó có đoạn: "Lê Thị Thanh Huyền không có nội tạng trong ổ bụng có đá xanh nhỏ kích cỡ từ 3 - 4 cm xung quanh người quấn bằng vải trắng xô từ cổ tới đầu gối bó chặt tay hiện xác nằm dưới bùn độ sâu 30 cm cách chỗ phẫu thuật từ 1,5 - 1,8 km về phía trước mặt nơi có hồ nước ít người qua lại vào buổi tối, qua đường tàu". Những thông tin ấy khiến nhiều người bán tín bán nghi.

Ngay sau đó, một lãnh đạo phòng cảnh sát hình sự (Công an Hà Nội) cho rằng, hoàn toàn không có cơ sở khoa học để khẳng định đó là sự thật và cần phải xác minh, điều tra. Tuy nhiên, gia đình, người thân chị Huyền vẫn lần theo vị trí trong bức thư mong tìm thấy xác chị bởi dù không logic nhưng chỉ cần có chút hy vọng, họ vẫn cố gắng tìm thi thể của chị đến cùng. Thế nhưng đã qua 25 ngày mất tích, thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.

(Theo Đời sống pháp luật)

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.