Một số người còn cho rằng, cuộc tấn công đã được sắp xếp để gây tổn thất nặng nề nhất cho nước Mỹ. Mặc dù các lý thuyết cực đoan có thể không chính xác, nhưng dường như có nhiều điều ẩn giấu sau sự kiện này mà công chúng không được biết đến.
Có hay không bàn tay Hitler?
Mặc dù không có bằng chứng vững chắc hoặc trực tiếp nào cho giả thuyết này, nhưng ý tưởng này được nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi. Họ cho rằng chính Aldof Hitler đã cổ vũ Nhật thực hiện vụ tấn công vào nước Mỹ thông qua Bộ trưởng Ngoại giao Joachim von Ribbentrop.
Việc này đã thực hiện một cách khá muộn màng, ngay trước khi cuộc tấn công diễn ra một ngày, bằng cách mang lại ấn tượng với phía Nhật rằng quân đội Đức đang chuẩn bị tấn công Moscow. Thậm chí còn có một hiệp ước giữa Đức và Nhật về việc người Nhật đang tìm kiếm lợi ích từ nước Đức, mặc dù hiệp ước này không đưa nước Nhật vào cuộc chiến.
Thực tế, khi tấn công sâu vào Liên Xô đầu tháng 12/1941, quân đội Đức đã phải đối mặt với sự chống trả quyết liệt và bị đánh bại. Một số đơn vị thậm chí còn tự ý bỏ vị trí chiến đấu. Đó cũng là những dấu hiệu của sự thất bại đối với người Đức dưới bàn tay của nước Nga.
Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, quân đội Đức đã rút lui hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra là liệu Hitler có thực sự nhận thức được cuộc tấn công này không, hay chỉ là mơ hồ nắm lấy cơ hội để chiếm lợi thế, dù không thành?
Hitler tuyên chiến với Mỹ
Nhiều người cho rằng, đây là một ý tưởng điên rồ, tuy nhiên, thực tế là ngay sau khi tin tức về cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng lan truyền, Hitler đã tuyên bố chiến tranh với Mỹ.
Có nhiều cách lý giải vì sao trùm phát xít đã làm điều này. Các nhà sử học có thể cho rằng, Hitler muốn đẩy nước Nga vào một cuộc chiến 2 mặt trận: Với quân Đồng minh và với nước Nhật. Với sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến, một hy vọng đã nảy sinh: Liệu Liên Xô có chuyển hướng và quay ra chiến đấu với Mỹ?
Một lý thuyết khác, cũng khá điên rồ, cho rằng mục đích cuối cùng của Hitler, cũng là mục tiêu của trận chiến Trân Châu Cảng, là lôi kéo nước Mỹ vào chiến tranh. Ý kiến này bị đa số công chúng phản bác mạnh mẽ.
(Còn tiếp)